Đây là kết quả nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nhằm giải quyết nỗi lo ngại về việc AI sẽ thay thế con người trong một loạt ngành công nghiệp.
Các nhà nghiên cứu đã mô hình hóa mức độ hấp dẫn về mặt chi phí của việc tự động hóa các nhiệm vụ khác nhau ở Mỹ,ệnCôngnghệMassachusettsAIvẫnquáđắtđỏđểlàmviệcthayconngườvòng loại cúp úc tập trung vào các công việc sử dụng thị giác máy tính – chẳng hạn như giáo viên và người thẩm định tài sản.
Họ nhận thấy chỉ có 23% công nhân, tính bằng tiền lương bằng USD, có thể được thay thế một cách hiệu quả. Trong các trường hợp khác, do việc cài đặt và vận hành được hỗ trợ bởi AI rất tốn kém nên con người thực hiện công việc này một cách kinh tế hơn.
Việc áp dụng AI trong các ngành đã tăng tốc vào năm ngoái sau khi ChatGPT của OpenAI và các công cụ tổng hợp khác cho thấy tiềm năng của công nghệ này.
Các công ty công nghệ từ Microsoft và Alphabet ở Mỹ đến Baidu và Alibaba Group ở Trung Quốc đã triển khai các dịch vụ AI mới và tăng cường các kế hoạch phát triển mà giới quan sát cảnh báo quá nhanh.
“‘Máy móc sẽ cướp mất việc làm của chúng ta’ là quan điểm thường được thể hiện trong thời kỳ công nghệ thay đổi nhanh chóng. Sự lo lắng như vậy đã tái xuất hiện khi tạo ra các mô hình ngôn ngữ lớn”, các nhà nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính và Trí tuệ Nhân tạo của MIT cho biết trong bài báo dài 45 trang có tiêu đề Beyond AI Exposure.
Thị giác máy tính là một lĩnh vực AI cho phép thuật toán “chiết xuất” thông tin có ý nghĩa từ dữ liệu đầu vào hình ảnh, được ứng dụng phổ biến nhất trên hệ thống xe tự hành hay phân loại ảnh trên smartphone.
Trong khi đó, tỷ lệ chi phí - lợi ích của thị giác máy tính là thuận lợi nhất trong các phân khúc như bán lẻ, vận tải và kho bãi.
Nghiên cứu này được Phòng thí nghiệm AI Watson của MIT-IBM tài trợ và sử dụng các cuộc khảo sát trực tuyến để thu thập dữ liệu về khoảng 1.000 nhiệm vụ được hỗ trợ trực quan trong 800 ngành nghề.
Các nhà nghiên cứu cho biết hiện nay chỉ có 3% các nhiệm vụ như vậy có thể được tự động hóa một cách hiệu quả về mặt chi phí, nhưng con số này có thể tăng lên 40% vào năm 2030 nếu chi phí dữ liệu giảm và độ chính xác được cải thiện.
Mối lo hiện hữu
Sự tinh vi của ChatGPT và các đối thủ như Bard của Google đã làm dấy lên mối lo ngại về việc AI cướp công việc con người, khi các chatbot mới thể hiện sự thành thạo trong các nhiệm vụ mà trước đây chỉ con người mới có thể làm.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết, gần 40% việc làm trên toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng và các nhà hoạch định chính sách sẽ cần cân bằng tiềm năng của AI với hậu quả tiêu cực.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos tuần trước, nhiều cuộc thảo luận tập trung vào việc AI đang thay thế lực lượng lao động. Người đồng sáng lập Inflection AI và DeepMind của Google, Mustafa Suleyman, nói rằng hệ thống AI về cơ bản là “công cụ thay thế lao động”.
Một nghiên cứu điển hình trong bài báo đã xem xét một tiệm bánh giả định. Các nhà nghiên cứu cho biết, những người làm bánh kiểm tra trực quan các thành phần để kiểm soát chất lượng hằng ngày, nhưng việc đó chỉ chiếm 6% nhiệm vụ của họ.
Họ kết luận rằng việc tiết kiệm thời gian và tiền lương từ việc triển khai camera và hệ thống AI vẫn còn kém xa so với chi phí cho việc nâng cấp công nghệ.
“Nghiên cứu của chúng tôi xem xét việc sử dụng thị giác máy tính trong toàn bộ nền kinh tế, xem xét khả năng ứng dụng của nó đối với từng ngành nghề ở hầu hết các ngành và lĩnh vực”, Neil Thompson, Giám đốc Dự án Nghiên cứu FutureTech tại Phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính và Trí tuệ Nhân tạo MIT cho biết. “Chúng tôi cho thấy rằng sẽ có nhiều tự động hóa hơn trong lĩnh vực bán lẻ và chăm sóc sức khỏe, đồng thời ít tự động hóa hơn trong các lĩnh vực như xây dựng, khai thác mỏ hoặc bất động sản”.
(Theo Bloomberg)
Thiết bị AI cầm tay giá 200 USD của startup Trung Quốc ‘cháy hàng’ đặt trướcRabbit R1, thiết bị cầm tay có khả năng học và lặp lại cách người dùng tương tác với ứng dụng, đã bán hết trong cả năm đợt đặt trước, kể từ khi ra mắt tại CES 2024.