Thông tin trên được ông Nguyễn Thanh Hoà,ànhgamechảyranướcngoàiquapháthànhxuyênbiêngiớnhận định bóng đá anh Trưởng phòng Thông tin điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TPHCM đưa ra tại “Hội nghị triển khai quy định pháp luật về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng Internet tại TPHCM”, được tổ chức vào sáng ngày 6/11.
Theo ông Nguyễn Thanh Hoà, một số liệu thống kê đáng ngạc nhiên cho thấy, doanh thu toàn ngành game Việt Nam năm 2022 khoảng 400 triệu USD. Trong khi đó, doanh thu ngành này cách đây 10 năm đã đạt khoảng 300 triệu USD. Như vậy, trong một thập kỷ đã qua, doanh thu chỉ tăng thêm 100 triệu USD. Bước lùi của ngành này không chỉ thể hiện qua số lượng công ty phát triển game mà còn qua chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Hiện nay, các kho ứng dụng Google Play và Apple Store đang cung cấp hàng trăm tựa game của các công ty nước ngoài chưa được cấp phép tại Việt Nam. Các nền tảng như Steam cũng đã phát hành hơn 100.000 game không phép vào Việt Nam, điều này đặt ra yêu cầu cho các cơ quan quản lý trong việc ngăn chặn các dịch vụ xuyên biên giới bất hợp pháp cung cấp tới người dùng. Đây là thực tế khác kéo lùi một bước trong quy trình vươn ra thế giới của ngành game Việt.
Mặt khác, xã hội Việt Nam vẫn có cái nhìn không thật sự thiện cảm về ngành game, cho rằng trò chơi trực tuyến chứa các nội dung không lành mạnh, bạo lực, ảnh hưởng tiêu cực tới giới trẻ. Thêm vào đó, doanh nghiệp game Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các tập đoàn game và công nghệ toàn cầu, nhiều doanh nghiệp nội địa đã phải bán mình cho các công ty nước ngoài hoặc ngừng hoạt động.
Một ước lượng của các nhà phát hành game trong nước cho rằng, doanh thu thực tế của ngành này lên đến 3,5 - 4,5 tỷ USD, gấp nhiều lần con số thống kê. Phần lớn nguồn thu lại chảy ra nước ngoài thông qua các công ty phát hành xuyên biên giới.
Ông Nguyễn Thanh Hoà cho biết, ngành game Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn, chẳng hạn như về nhận thức, ví dụ cơ bản nhất, thể thao điện tử (eSports) và trò chơi điện tử (game online) là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, nhưng đến nay, vẫn không ít người nhầm lẫn hoặc mơ hồ về nội hàm khái niệm.
Nhìn từ góc độ chính sách, các nhà quản lý, nghiên cứu chính sách vẫn chưa quan tâm, đánh giá đúng mức đối với lĩnh vực công nghiệp văn hóa còn non trẻ này. Ở góc độ quản lý ở địa phương, kinh doanh trò chơi điện tử trực tuyến đòi hỏi phải tuân thủ các quy định về nội dung game; điều này tạo ra rào cản cho các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường.
Tình trạng các trò chơi chưa hoặc không được cấp phép phát hành tại Việt Nam (game lậu) nhưng vẫn lưu hành tại Việt Nam một cách tràn lan.
Chưa có cơ chế chính sách phối hợp quản lý và phát triển các trò chơi điện tử có tiềm năng, lợi thế… trở thành môn thể thao điện tử. Các hoạt động thể thao điện tử (eSport) còn mang tính chất tự phát với nhiều tựa game chưa được thẩm duyệt bởi cơ quan chuyên môn. Việc xác định trò chơi điện tử (game) là môn thể thao điện tử hiện chưa được quy định, hướng dẫn bởi các văn bản pháp luật dẫn đến không đảm bảo chất lượng trò chơi, cạnh tranh không lành mạnh giữa doanh nghiệp phát hành game trong nước và doanh nghiệp nhập (Việt hóa) game từ nước ngoài.
Các quy định hiện nay phần lớn liên quan đến việc cấp phép và quản lý trò chơi chứ chưa có các chính sách chuyên biệt để hỗ trợ sự phát triển của ngành này.
Theo ông Nguyễn Thanh Hoà, để thúc đẩy ngành game, từ nay đến năm 2030, Sở TT&TT TPHCM đã xây dựng Kế hoạch quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật trong hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng tại Thành phố năm 2024-2025 và giai đoạn đến năm 2030 tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như:
Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp game phát triển lành mạnh, đúng định hướng góp phần phát triển kinh tế số của Thành phố.
Đấu tranh, ngăn chặn việc phát hành game không phép, game có nội dung vi phạm pháp luật trên địa bàn; Xây dựng chính sách hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành game của Thành phố.
Tổ chức hỗ trợ, thúc đẩy phát hành các game giải trí, lành mạnh gắn với phát triển thể thao điện tử (eSport) và thể thao điện tử học đường nhằm giúp học sinh giải trí lành mạnh.
Đẩy mạnh công tác truyền thông thay đổi định kiến của xã hội đối với trò chơi điện tử, nâng cao năng lực hoạt động của doanh nghiệp game, từng bước thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp game gắn với công nghiệp văn hóa Thành phố.
Thực hiện thủ tục chọn lựa đơn vị thực hiện và triển khai ứng dụng quản lý và hệ thống rà quét, xử lý game không phép được cung cấp, quảng cáo đến người chơi trên địa bàn Thành phố. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ AI, blockchain vào quá trình phát triển game nhằm tạo ra những nền tảng trò chơi phi tập trung, đảm bảo an toàn, minh bạch và quyền sở hữu. Game dựa trên nền tảng chuỗi khối cũng sẽ linh hoạt, sáng tạo và dễ dàng tương tác hơn cho người chơi.
Vận động Hội truyền thông Điện tử (đơn vị trực thuộc Sở TT&TT TPHCM) xây dựng Câu lạc bộ công nghệ chuỗi khối TPHCM nhằm quy tụ các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ nhằm tìm ra giải pháp, ứng dụng mới cho ngành game thành phố.