Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?_bảng xếp hạng bóng đá nữ australia

 

Tôi làm việc ở công ty A từ 01/08/2009 đến 31/5/2012 ( không tính thời gian thử việc),ảohiểmthấtnghiệpcóđượccộngdồnkhôbảng xếp hạng bóng đá nữ australia công ty A đóng đầy đủ tiền BHXH, BHTN.

Ngày 01/06/2012, tôi đăng ký thất nghiệp, giấy hẹn 22/6/2012 nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Đến 08/06/2012, tôi nhận thử việc tại công ty B. Tôi được bộ phận nhân sự cho biết là công ty mới thành lập chưa đủ 10 người nên không thể đóng BHTN sau khi thử việc, ước khoảng 01/01/2013 mới tuyển đủ và có thể đăng ký đóng BHTN.

1. Cho tôi hỏi: Luật có quy định về thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp hay không?

2. Trường hợp tôi được đóng BHTN từ 01/01/2013 liên tục đủ 12 tháng đến 01/01/2014 tôi nghỉ việc thì thời gian 12 tháng này có được cộng dồn với 32 tháng mà tôi làm việc từ 2009-2012 để được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?

3. Những khoảng thời gian tôi thay đổi công ty mà thời gian đóng BHTN tại công ty đó >12 tháng liên tục thì các khoảng thời gian đó tôi có được cộng dồn để nhận trợ cấp thất nghiệp hay không?

{keywords}
Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Tại Điều 49 Luật việc làm năm 2013 thì điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng (Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp) đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm 2013; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm 2013;

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Chết.

Như vậy, căn cứ quy định trên thì người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, không thuộc các trường hợp không được hưởng thì bạn vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Đối với trường hợp bạn đã đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp 12 tháng trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động với công ty và không thuộc một trong các trường hợp không được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (kể trên) thì bạn được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp nếu có nhu cầu sau khi nghỉ việc. Việc bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục mà có đứt quãng không ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với bạn.

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Tùng, Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc