Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cảnh báo khan hiếm văn học cho thiếu nhi_kết quả giải vô địch quốc gia australia

{keywords}
Đội ngũ nhà văn viết cho thiếu nhi ngày càng thưa vắng. 

Văn học cho thiếu nhi là một bộ phận không thể thiếu trong dòng chảy của văn học Việt Nam. Trong thời đại bùng nổ công nghệ giải trí,àthơNguyễnQuangThiềucảnhbáokhanhiếmvănhọcchothiếkết quả giải vô địch quốc gia australia việc tìm kiếm những sáng tác, trình diễn nghệ thuật giàu giá trị chân để nuôi dưỡng tâm hồn các em thiếu nhi đang là nỗi trăn trở lớn của toàn xã hội. Đội ngũ nhà văn viết cho thiếu nhi ngày càng thưa vắng, cây viết nổi bật nhất đến thời điểm này, vẫn chỉ một cái tên Nguyễn Nhật Ánh. Ông được một số nhà phê bình gọi đùa là "ngôi sao cô đơn" trong bầu trời văn học thiếu nhi.

Sách viết cho thiếu nhi ngô nghê 

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng chúng ta hiện tại không hiểu trẻ con, không hiểu nên khó viết. Các chương trình truyền hình thực tế bây giờ không mang lại cho trẻ sự phát triển về trí tuệ mà đưa chúng lên bục ganh đua, ganh đua cả từ phụ huynh của chúng. 

Theo nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha, chương trình dành cho thiếu nhi hiện nay vẫn bắt các em "kiễng chân" lên như thi giọng hát nhí, hoa hậu nhí,... người ta không tính đến tâm lý của thiếu nhi. Tâm lý thiếu nhi là cái gì đó chưa ổn định, đang phải rèn giũa nhưng lại làm những danh hiệu như của người lớn.

"Tôi có cảm giác là bây giờ nhiều ông bố, bà mẹ "chơi con" nhiều hơn chứ không phải "nuôi con" - nghĩa là mang con ra để khoe mình. Tôi cho rằng việc giáo dục thiếu niên nhi đồng của chúng ta trong nhiều năm qua có vấn đề, không được như ngày xưa dù trước đây chúng tôi rất khổ, phải lao động kiếm sống nhưng tâm hồn rất trong sáng, đẹp đẽ. Hiện giờ thì khác, chúng ta có một ít vật chất, sung sướng hơn nhưng đừng nghĩ điều đó tốt. Nó làm bào mòn nhiều thứ khác, trong đó có thứ rất quan trọng - nhân cách. Thách thức nữa đối với người sáng tác là thiếu nhi hiện nay không phải như ngày xưa, viết được cái gì thu phục chúng sẽ rất khó khăn", nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha bày tỏ.

{keywords}
Sách văn học cho thiếu nhi ngày càng thưa vắng.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nêu thực trạng rằng nhiều đứa trẻ ngày nay không thiết đọc sách, ngay cả con ông cùng vậy. "Tôi lên báo chí nói bao điều cần thiết của sách, tôi đi các trường chia sẻ về văn hoá đọc, khuyến khích đọc sách thế mà con tôi không đọc. Nhà tôi đầy đủ các loại sách, chúng có đọc đâu. Chúng ta phải đi tìm câu trả lời. Phải chăng trẻ con bây giờ ở thế giới khác chúng ta? Lỗi có phải ở chúng không?", nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ.

Trần Đăng Khoa cho rằng mấu chốt của vấn đề là phải giáo dục trẻ em, giáo dục mà như là không giáo dục thế mới thuyết phục được chúng. Cũng không nên ngô nghê hoá khi sáng tác cho trẻ con bởi theo nhà thơ, trẻ con bây giờ khôn hơn nhiều.  

"Tôi làm giám khảo cuộc thi viết UPU rồi thấy rằng, thế giới công nhận họ kính trọng trẻ con. Ta ra đề cho trẻ con toàn tả con mèo, con chó nhưng thế giới thì không. Họ toàn đặt trẻ con vào vị trí rất cao kiểu: Em hãy tưởng tượng mình là trợ lý của tổng giám đốc Liên Hiệp Quốc, vấn đề của toàn cầu bây giờ là gì và giải pháp giúp đỡ... Hàng triệu trẻ em lao vào viết, chúng bàn toàn vấn đề lớn lao chứ không ngô nghê", nhà thơ Trần Đăng Khoa nêu quan điểm.

Văn học thiếu nhi không còn là câu chuyện nhỏ của riêng các em. Độc giả nhí cũng như những ai quan tâm luôn mong chờ những tác phẩm mang tinh thần nhân văn sâu sắc, giá trị thẩm mỹ đa dạng và đậm hơi thở cuộc sống đương đại với các vấn đề gần gũi, thiết thực.

Đã tới lúc phải khác đi

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng, nhu cầu của những đứa trẻ, của các bậc phụ huynh, của những người luôn luôn suy nghĩ về chiến lược giáo dục cho trẻ em là rất lớn. Trong khi đó, sách văn học cho thiếu nhi của chúng ta rất mong manh. Hai, ba chục năm trước, ta có thể kể tên những nhà văn viết cho trẻ em. Nhưng bây giờ kể tên họ rất ít và khó.

"Văn học cho thiếu nhi có phải khó sáng tác không mà các nhà văn, nhà thơ không làm điều đó? Đương nhiên là khó và nói chung thì cái gì cũng khó. Nhưng mấu chốt là chúng ta chưa nhận ra văn học cho thiếu nhi cần thiết như thế nào trong văn học nghệ thuật", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ. 

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng cho rằng sự khan hiếm của văn học thiếu nhi là một cảnh báo. Ngay ở Hội Nhà văn Việt Nam, lâu nay giải thưởng cho văn học thiếu nhi hầu như không có. Không phải là Hội không quan tâm đến thiếu nhi nhưng sách viết cho thiếu nhi mong manh và chất lượng không thực sự cao.

"Đã đến lúc phải khác đi. Có những lúc chúng ta đã viết những cuốn sách đầy tính đạo đức và khô cứng cho thiếu nhi. Trong khi ở đó ta phải tạo ra một thế giới khác của trí tưởng tượng, của một thiên sử nào đó hòa đồng với thiên nhiên, con người. Thì đấy chính là điều mà tôi nghĩ rằng những người viết hay những nhà quản lý, hay những nhà giáo dục, những nhà chiến lược phải nghĩ đến. Mà tôi biết rằng, tới đây có những cơ quan lớn của Nhà nước cũng đã đặt vấn đề đó và có thể có những giải thưởng quan trọng lớn cho những cuốn sách xuất sắc viết cho thiếu nhi", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.

{keywords}
Sách văn học cho thiếu nhi của chúng ta rất mong manh.

Chia sẻ với VietNamNet, TS Nguyễn Văn Hùng - Giảng viên khoa ngữ văn trường ĐH Khoa học - ĐH Huế cho rằng, giải pháp cho khoảng trống về dòng văn học viết cho thiếu nhi thì cần phải có sự vào cuộc của nhiều đơn vị.

Về phía người sáng tác, cần thay đổi quan niệm về văn học thiếu nhi, từ đó dành nhiều hơn sự chuyên tâm, chăm chút cho những trang viết của mình. Nhà văn phải thật sự am tường về tâm sinh lý trẻ nhỏ, nhập vai trẻ nhỏ, dõi theo những chuyển động tinh tế của các em trong sự tác động nhiều chiều của đời sống đương đại.

Tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi không chỉ mang những giá trị truyền thống mà còn là hơi thở thời đại, phù hợp với nhịp sống và tâm thế hôm nay. Chính họ phải trở thành người đồng hành đáng tin cậy và đầy trách nhiệm, tác phẩm của họ chính là tiếng nói riêng biệt của một thế hệ, một thời đại. Trường hợp nhà văn Nguyên Hương viết lại truyện cổ tích quen thuộc bằng một tâm thế mới, phong thái khác; hay nhà văn Quế Hương với những sáng tác mang tiếng vọng sâu sắc về các vấn đề của người trẻ hiện đại... là những hướng đi đáng để tham khảo.

Về phía nhà xuất bản và đơn vị phát hành sách, cần đầu tư về hình thức sách, phù hợp với tâm lý, thị hiếu trẻ nhỏ; mở nhiều hơn các chiến dịch quảng bá gắn với các chương trình giới thiệu, sinh hoạt văn hóa-văn nghệ; thực hiện chủ trương “đưa sách về trường học”, “đưa sách về vùng núi, nông thôn”. 

Về phía các cơ quan quản lý văn hóa, các hội đoàn, cần mở thêm nhiều cuộc thi viết cho thiếu nhi, tìm kiếm, phát hiện, nuôi dưỡng, ươm mầm các tài năng văn chương. Đồng thời, cần có chiến lược đầu tư đồng bộ, có chính sách khuyến khích người viết bằng các giải thưởng và sự đãi ngộ tương xứng.

Với các nhà nghiên cứu, phê bình, cần có sự quan tâm thích đáng cho những sáng tác văn học thiếu nhi. Một mặt giữ vai trò cầu nối, giúp các em và phụ huynh có thể tiếp cận những tác phẩm hay, có giá trị; mặt khác, phát hiện, đồng hành với những cây bút tài năng, chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế để họ có thể điều chỉnh, hoàn thiện tác phẩm của mình.

Tình Lê

Chàng sinh viên mồ côi cha muốn dùng sách để kết nối niềm tin

Chàng sinh viên mồ côi cha muốn dùng sách để kết nối niềm tin

"Ở đây, việc mượn sách bằng đặt cọc niềm tin nên tôi muốn xây dựng niềm tin giữa con người với con người, giữa cộng đồng với nhau, bền chặt hơn", Quý Bình chia sẻ.