Bài học quý giá của cựu du học sinh Anh ở tuổi 16_kèo nhà cái nhận định
“Tại sao cô lại làm sai điều đơn giản như vậy?àihọcquýgiácủacựuduhọcsinhAnhởtuổkèo nhà cái nhận định”
Sang Anh du học khi còn đang là học sinh lớp 11, chuyên Anh của Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, với Ngô Văn Sơn (sinh năm 1993), đó là những trải nghiệm đầy mới mẻ với nhiều điều bỡ ngỡ.
“Sau khi nhận được học bổng tại trường Abbey College, bố mẹ yêu cầu tôi phải đưa ra “KPI” cho lộ trình 5 năm tới. Tôi quyết định sẽ đi du học chỉ sau 3 tháng, bỏ lại cả việc học phổ thông còn đang dang dở ở Việt Nam. Tôi tới Anh với một tâm thế tự tin, thế nhưng sau đó cũng gặp phải không ít rào cản”, Sơn nhớ lại hành trình tới Anh của mình ở độ tuổi 16.
Bài học đầu tiên anh được dạy chính là việc phải học cách có trách nhiệm với bản thân. Ở bậc phổ thông tại Anh, học sinh sẽ theo đuổi chương trình A-Level với 4 môn chuyên sâu do người học tự lựa chọn.
Không cần phải học nhiều môn, nhưng chương trình đã đặt ra thách thức buộc người học phải tự trả lời cho câu hỏi: “Bạn muốn là ai?”, “Bạn muốn theo đuổi ngành nghề gì?”. Điều đó đã thể hiện ngay từ cách học sinh lựa chọn môn học.
“Cấp 3, chúng tôi được thử sức ở các lĩnh vực. Tôi tự định hướng cho mình sau này sẽ theo đuổi ngành kinh tế, tài chính, nên sau đó đã lựa chọn 3 môn liên quan đến hai lĩnh vực này. Môn còn lại, tôi lựa chọn lĩnh vực liên quan đến truyền thông để xem thiên hướng của bản thân ra sao.
Được tiếp cận với các lĩnh vực chuyên sâu, nhưng nếu nhận ra đó không phải là lĩnh vực mình yêu thích, chúng tôi vẫn có “đường lùi” bằng việc thay đổi môn học khác sao cho phù hợp với lựa chọn của bản thân hơn”.
Sự lựa chọn tất nhiên không phải lúc nào cũng đúng, nhưng việc tự đưa ra quyết định ở thời điểm ấy cũng là cách để những cô bé, cậu bé 16 tuổi bắt đầu phải hình thành tư duy độc lập, có trách nhiệm với bản thân thông qua chuyện định hướng nghề nghiệp tương lai.
Giáo viên cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo động lực để người học nỗ lực phấn đấu. Mặc dù không can thiệp đến sự lựa chọn của học sinh, nhưng giáo viên cũng thường xuyên có cuộc trao đổi riêng với từng học trò, để biết về kế hoạch, dự định tương lai và đưa ra định hướng giúp các em nỗ lực đạt được mục tiêu ấy.
Một bài học quý giá khác Sơn nhận được trong quãng thời gian học phổ thông tại Anh chính là tư duy phản biện. Điều này, theo anh, được khuyến khích rất mạnh mẽ trong môi trường lớp học. Chính vì vậy, trong các buổi thuyết trình, bao giờ cũng có một phần quan trọng không thể thiếu là hỏi - đáp để giáo viên và bạn học cùng đặt câu hỏi.
Thậm chí, giáo viên cũng không ngần ngại nói sai, làm sai để chờ đợi học sinh đứng lên phản biện. Những ý kiến phản biện dù đúng hay không, điều đó cũng luôn được giáo viên trân trọng.
“Tôi nhớ mãi về một cô giáo dạy Toán của mình thời phổ thông. Cô vẫn thường khuyến khích chúng tôi rằng, cô cũng giống như chúng tôi, không có gì quá khác biệt. Có chăng, cứ coi cô như học sinh giỏi hơn một chút mà thôi.
Thế nên mới có chuyện, khi mới từ Việt Nam sang Anh, tôi vẫn luôn tự tin môn Toán của mình học khá tốt, dù từng phải “học đuổi” 3 tháng vì nhập học muộn hơn so với các bạn.
Trong khi học sinh làm bài bên dưới, cô giáo cũng làm theo trên bảng. Đến khi cả lớp cùng nhận xét bài, tôi bất ngờ vì “Tại sao cô lại làm sai điều đơn giản như vậy?” và đứng lên chỉ rõ ra lỗi sai ấy.
Mãi đến sau này, tôi mới biết đó là “chiêu thức” thường dùng của cô để buộc học sinh phải tỉnh táo tìm ra điểm bất thường và luôn sẵn sàng với tư duy phản biện thay vì tin tưởng thầy cô luôn đúng”.
Ngoài ra, giáo viên tại Anh cũng rất chú trọng đến sức khỏe tinh thần của học sinh. Có kỳ học, khi giáo viên giao quá nhiều bài tập mà học sinh trong lớp không thể nào làm xuể, một người bạn Việt Nam trong lớp của Sơn đã mạnh dạn đứng lên chia sẻ rằng, bản thân đang bị quá tải.
Nhưng giáo viên này không giận hay kỷ luật. Cô đã gọi riêng cậu học sinh ấy ra để chia sẻ, sau đó cùng trò chuyện với cả lớp một cách thoải mái, rằng cách dạy của mình có gì cần thay đổi gì không; nên giảm tải ra sao để học sinh không còn cảm thấy căng thẳng.
Đều đặn hàng tháng, cô lại gọi riêng Sơn ra để hỏi về tình hình của người bạn Việt Nam kia thế nào, có còn bị quá tải, stress hay không.
“Cũng nhờ cách làm của cô, chúng tôi luôn cảm thấy thoải mái khi tới lớp học vì thầy cô luôn quan tâm, chú trọng đến từng học sinh, dù chỉ là một biểu hiện nhỏ nhất”, anh Sơn nhớ lại.
“Chỉ có chuyên môn giỏi thôi chưa đủ”
Đến khi đi làm, anh Sơn nhận thấy, những điều mình được rèn giũa khi còn đi học đều đem lại những giá trị đáng quý.
5 năm làm về tài chính và kiểm toán tại PwC - một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, sau đó là Dentsu, một công ty của Nhật Bản với vai trò là kế toán viên cao cấp, dù ở vị trí nào, theo anh, sự tự tin và tư duy phản biện cũng là yếu tố quan trọng để thành công, bên cạnh yếu tố chuyên môn.
“Không ít người có chuyên môn khá chắc chắn nhưng không thể tiến xa. Tôi cho rằng, hành trình xây dựng sự nghiệp cũng giống như một đường đua marathon chứ phải đường đua gấp rút. Do đó, cần phải có nhiều kỹ năng để có thể chiến thắng, trong đó cần thiết nhất vẫn là sự tự tin, chủ động, khả năng phản biện và bảo vệ quan điểm của mình,…”
Đây cũng là điều anh luôn tìm kiếm ở các ứng viên khi có cơ hội ngồi vào vị trí phỏng vấn tuyển dụng.
“Tôi thường ít khi đặt ra những câu hỏi nặng về tính chất chuyên môn, cũng không phải là câu hỏi có đáp án đúng/ sai, mà thường là những tình huống để ứng viên có thể thể hiện được cá tính, tư duy và quan điểm của bản thân. Ví dụ như câu hỏi: “Trong buổi tea break, chủ đề bạn có thể nói chuyện với đồng nghiệp là gì?”. Câu trả lời của ứng viên có thể gợi mở ra được rất nhiều điều về con người họ”.
Một yếu tố khác, theo anh Sơn, cũng rất quan trọng cần được trau dồi ngay từ bậc phổ thông, đó chính là sự chủ động. Sự chủ động này không chỉ bao gồm việc tự tìm kiếm tri thức hay vấn đề chuyên môn, mà còn là sự chủ động trong việc mở rộng các mối quan hệ.
“Năm đầu tiên đi làm, tôi khá căng thẳng, không phải vì vấn đề chuyên môn mà vì sự hòa nhập. Trong số 50 người trúng tuyển, chỉ có 3 người châu Á. Tôi rất khó khăn để có thể tìm được điểm chung với các đồng nghiệp đến từ các châu lục khác nhau.
Nhưng sau đó, tôi nhận ra rằng, mình phải học cách hòa nhập. Vì thế, tối thứ 6 hàng tuần, công ty hay có văn hóa đi ra quán bia nói chuyện. Tôi chủ động đi cùng mọi người để có cơ hội tìm hiểu về mối quan tâm của họ. Dần dần, mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau rất cởi mở và khăng khít”.
“Có rất nhiều yếu tố để đưa một người tới thành công, nhưng tôi cho rằng, những yếu tố đó - nếu được rèn luyện ngay từ lúc còn đi học, chắc chắn sẽ giúp những người trẻ thành công trên con đường đi của mình”, Ngô Văn Sơn nói.
Ngô Văn Sơn hiện là Chủ tịch của VietPro - Hội tri thức trẻ Việt Nam ở Anh. Hội được thành lập vào năm 2010 với sự trợ giúp của Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Một trong những mục đích chính của hội là trợ giúp du học sinh Việt Nam hoàn thiện những kỹ năng "mềm" như giao tiếp, tự giới thiệu bản thân... để tìm việc làm ổn định ở Vương quốc Anh sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, VietPro còn hướng trọng tâm vào việc tổ chức hội thảo hoặc diễn đàn doanh nghiệp với sự tham gia của đông đảo sinh viên và những trí thức trẻ đại diện các công ty ở cả Anh và Việt Nam, đề cập tới nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, tiền tệ, thương mại, đầu tư… Hiện tại cộng đồng VietPro đã có gần 5.000 thành viên và tạo mối liên kết đến 8.000 du học sinh trên khắp nước Anh. |
Thúy Nga
Cô gái Sài thành nhận bằng thạc sĩ trước khi tốt nghiệp đại học
Tốt nghiệp thạc sĩ loại giỏi tại Thụy Điển trước khi lấy bằng cử nhân ở Việt Nam, có cơ hội đi học tiến sĩ nhưng Nguyễn Thu Hoài (SN 1996, TP.HCM) quyết định dành hai năm đi làm để tích lũy kinh nghiệm và chuẩn bị hồ sơ.