Thể thao

Đấu giá đất ven Hà Nội 1 triệu/m2 tin mới nút giao Vành đai 4 Đại lộ Thăng Long _nhan dinh dan mach

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Thể thao   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:Tin thể thao 24H Đấu giá đất ven Hà Nội 1 triệu/m2 tin mới nút giao Vành đai 4 Đại lộ Thăng Long _nhan dinh dan mach

Nút giao Vành đai 4 - Hà Nội với Đại lộ Thăng Long có hình hoa thị

Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội cùng UBND huyện Hoài Đức vừa công bố Quyết định và bàn giao chỉ giới đỏ nút giao đường Vành đai 4 với Đại lộ Thăng Long,ĐấugiáđấtvenHàNộitriệumtinmớinútgiaoVànhđaiĐạilộThăngLong nhan dinh dan mach tỷ lệ 1/500.

Theo ông Lê Chính Trực - Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, chỉ giới đường đỏ nút giao được xác định thông qua các thông số kỹ thuật, kích thước, kết hợp với nội suy và các điều kiện khống chế thể hiện chi tiết trên bản vẽ.

Chỉ giới đường đỏ nút giao giữa đường Vành đai 4 với Đại lộ Thăng Long, tỷ lệ 1/500 (Ảnh: Phượng Nguyễn)

Đối với Đại lộ Thăng Long nằm ngoài phạm vi nút giao sẽ được xác định theo hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hình thức nút giao này là nút giao liên thông khác mức có hình dạng hoa thị hoàn chỉnh.

Ngoài ra, việc cắm mốc giới nút giao sẽ được thực hiện đồng thời với việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đoạn tuyến trên địa phận Hà Nội.

Tuyến đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô dài 112,8km (gồm 103,1km đường vành đai 4 và 9,7km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long) đi qua 3 tỉnh thành, trong đó đoạn qua Hà Nội dài 58,2km.

Tại địa bàn Hà Nội, tuyến đường này đi qua địa phần của 7 quận, huyện, gồm: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín.

Đến nay, huyện Hoài Đức đã bàn giao mốc giới cho 10/13 xã để triển khai giải phóng mặt bằng. Hội nghị này cũng chính là tiền đề, làm cơ sở để huyện tiếp tục bàn giao mốc giới cho 2 xã An Thượng và Song Phương.

Hà Nội đặt mục tiêu dự án này sẽ khởi công trong tháng 6/2023, hoàn thành cơ bản trong năm 2026, đưa vào khai thác từ năm 2027.

TP.HCM thu hồi hơn 6.200m2 ‘đất vàng’ trung tâm bị doanh nghiệp thâu tóm

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký quyết định thu hồi 6.274,5m2 thuộc thửa số 6, tờ bản đồ số 17, Bộ địa chính P.Bến Nghé, Q.1 tại địa chỉ số 33 Nguyễn Du và số 34 – 36 và 42 Chu Mạnh Trinh, P.Bến Nghé, Q.1. 

Đây là khu đất do Công ty TNHH Thương mại, Dịch vụ và Xây dựng Việt Hân Sài Gòn (Công ty Việt Hân Sài Gòn) nhận chuyển nhượng từ Tổng Công ty Lương thực miền Nam – Công ty TNHH, nay là Tổng Công ty Lương thực miền Nam – Công ty cổ phần (Vinafood 2). 

Lý do thu hồi đất là khu đất này không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 nhưng vẫn nhận chuyển nhượng, tặng cho.

Trước đó, vào năm 2020, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận về những sai phạm tại khu đất số 33 Nguyễn Du và số 34 – 36 và 42 Chu Mạnh Trinh, P.Bến Nghé, Q.1 và thông báo kết quả kiểm tra việc khiếu nại của các hộ dân liên quan đến dự án. (Xem thêm)

Đấu giá loạt lô đất ven Hà Nội, giá khởi điểm chỉ từ 1 triệu đồng/m2

Hà Nội sắp đấu giá hàng chục lô đất tại vùng ven như Đông Anh, Mỹ Đức, Sóc Sơn… trong đó nhiều thửa đất có giá khởi điểm chỉ hơn 1 triệu đồng/m2.

Cụ thể, 8 thửa đất có tổng diện tích 766,8 m2 tại 3 xã Vạn Kim (đội 11 thôn Vạn Phúc), Đại Hưng (đội 6 thôn Trinh Tiết), Lê Thanh (thôn Lê Xá), huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Diện tích các thửa đất từ 80 m2 đến 101,8 m2. 8 thửa đất có mức giá khởi điểm từ 1,04 đến 1,79 triệu đồng/m2.

Cuộc đấu giá được tổ chức ngày 10/10 tại hội trường UBND xã Vạn Kim, huyện Mỹ Đức. 

Giá bất động sản, đặc biệt là nhà ở, đất ở liên tục tăng và cao hơn so với thu nhập của người dân (Ảnh: Hoàng Hà)

Thời gian qua, nhiều quận, huyện ở Hà Nội tổ chức các cuộc đấu giá đất trở lại, trong đó có mức trúng chênh hàng chục tỷ đồng so với giá khởi điểm. Như tại huyện Mê Linh, các cuộc đấu giá đất đã ghi nhận mặt bằng giá mới được xác lập. Tuy nhiên, trong phiên đấu giá gần đây nhất ở huyện Mê Linh (Hà Nội) đã có dấu hiệu hạ nhiệt. (Xem thêm)

Tốc độ tăng gấp 3 lần TP.HCM, chung cư Hà Nội vọt giá chóng mặt

Dữ liệu lớn của một đơn vị chuyên thống kê thị trường ghi nhận trong 8 tháng năm nay, nhu cầu tìm kiếm căn hộ chung cư tại Hà Nội và TP.HCM đều tăng so với cùng kỳ năm trước. 

Cụ thể, lượt tìm mua chung cư Hà Nội và TP.HCM tăng lần lượt 9% và 4%. Lượt tìm thuê chung cư tại 2 thành phố này còn tăng mạnh hơn, lần lượt là 25% và 48%.  

Bên cạnh đó, loại hình chung cư có mặt bằng giá rao bán gia tăng trong 8 tháng qua. Đáng chú ý, tốc độ tăng giá chung cư Hà Nội cao khoảng gấp đôi thậm chí gấp ba so với TP.HCM, tùy từng phân khúc.

Tại Hà Nội, nhiều khách hàng có 3 tỷ đồng vẫn khó khăn trong việc mua nhà nội thành. Khảo sát giá một số dư án mới tại Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai đều có giá trên 40 triệu đồng/m2. 

Hầu hết chung cư đã đi vào hoạt động 2-5 năm cũng thiết lập mặt bằng giá mới tăng vài trăm triệu đến cả tỷ đồng. Không chỉ các căn hộ chung cư, giá tập thể cũ quận nội đô cũng tăng. (Xem thêm)

‘Vượt mặt’ tỉnh, huyện tự ý chuyển đổi gần 7ha đất rừng

Không thông qua Hội đồng Nhân dân tỉnh, UBND huyện Bá Thước (Thanh Hóa) tự ý chuyển đổi gần 7ha đất rừng sản xuất của một hộ dân sang đất trồng cây hàng năm và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ). 

Cụ thể, khi thực hiện đăng ký biến động đất đai cho cá nhân ông Phạm Hoàng Tuấn, do chuyển mục đích sử dụng đất không có hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền (HĐND tỉnh) quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Có sự “nhầm lẫn” giữa “quyền sở hữu nhà chung cư” với “thời hạn sử dụng (tuổi thọ) nhà chung cư”, đây là hai phạm trù khác nhau? (Ảnh: Hoàng Hà)

Không có quyết định của Chủ tịch UBND huyện cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây hàng năm khác sau khi đã được HĐND tỉnh quyết định chủ trương.

Ngoài ra không có văn bản nào của các cơ quan quản lý chuyên ngành như Sở TN-MT, Sở Nông nghiệp kiểm tra hồ sơ điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng trước khi phê duyệt chuyển mục đích sử dụng… (Xem thêm)

Lâm Đồng chấm dứt dự án thưởng lãm và trưng bày cà phê của Công ty Trung Nguyên

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư Khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend – Lộc An của Công ty CP Cà phê Trung Nguyên (Công ty Trung Nguyên). 

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, lý do chấm dứt hoạt động dự án nói trên là thực hiện theo kết luận của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án chậm tiến độ, vi phạm Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2020. Đồng thời, Công ty Trung Nguyên đã chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Dự án này toạ lạc tại xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, có diện tích 15.529m2 và tổng mức đầu tư dự kiến 33 tỷ đồng. Trong đó, Công ty Trung Nguyên bỏ vốn 15 tỷ đồng, phần còn lại từ các nguồn huy động khác. (Xem thêm)

Áp thời hạn sở hữu chung cư: Có nhầm lẫn với thời hạn sử dụng công trình?

Bộ Xây dựng vừa tổ chức hội thảo lấy ý kiến các doanh nghiệp, hiệp hội và địa phương về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), dự thảo Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Liên quan việc quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư, đã có nhiều ý kiến trái chiều.

Theo ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) có nhiều điểm đổi mới, trong đó, quy định thời hạn sử dụng chung cư là một đột phá.

Quy định này sẽ giúp người dân tiếp cận nhà chung cư tốt hơn vì trên thực tế không có gì có thể tồn tại vĩnh viễn. Hiện tâm lý của người dân vẫn là sở hữu vĩnh viễn theo kiểu tài sản tích trữ truyền đời qua nhiều thế hệ. Do đó, nếu chuyển sang sở hữu có thời hạn thì người dân sẽ phải cân đối giữa thuê và mua. Lúc đó, giá trị thực của nhà chung cư sẽ sát với giúp giá nhà giảm xuống.

Trong khi đó, nhiều đại diện doanh nghiệp lại bày tỏ không ủng hộ quy định thời hạn sở hữu chung cư.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cũng đưa ra kiến nghị không nên quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư với tất cả dự án mới.

Theo HoREA, quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định căn cứ vào thời hạn sử dụng công trình theo quy định của pháp luật xây dựng có thể đã có sự “nhầm lẫn” giữa “quyền sở hữu nhà chung cư” với “thời hạn sử dụng (tuổi thọ) nhà chung cư”. 

“Bất cứ công trình xây dựng nào, trong đó có nhà chung cư cũng đều có “thời hạn sử dụng (tuổi thọ)” phụ thuộc vào chất lượng xây dựng và việc quản lý, sử dụng, bảo trì công trình. Nhưng không nên “căn cứ vào thời hạn sử dụng (tuổi thọ) công trình” để giới hạn “quyền sở hữu nhà chung cư” vì đây là hai phạm trù khác nhau” – văn bản của HoREA nêu. (Xem thêm)

Thuận  Phong 

copyright © 2025 powered by PhongThuyBet   sitemap