Chật ních game thủ
Tại các khu vực tập trung đông quán net chơi game trực tuyến (online game) của Hà Nội như phố Tạ Quang Bửu hay Bạch Mai,ènóngvớty le bong da hôm nay những trưa hè nóng nực nhất cũng là thời điểm các game thủ ngồi chật ních phòng máy. 12g10, Tú - học sinh lớp 11, tranh thủ chạy ra mua chiếc bánh mì để còn vào chơi tiếp "Võ lâm truyền kỳ". Có hôm cậu ngồi cả ngày.
Theo anh Đ., chủ một quán net ở đây, những ngày hè các phòng máy có một điểm khác so với trước là người chơi đông hơn và đều đặn ngay trong giờ... hành chính. Quán của anh có 30 máy thì 29 máy đã có người chơi, còn một cái đang bị hỏng. "Có những thanh niên chơi lì, người nhức mỏi thì qua quán bida bên cạnh làm vài "cơ", rồi lại vào chơi tiếp", anh Đ. kể.
Online đã vậy, offline lại càng sôi động hơn khi các công ty làm "nóng" bằng cách tung ra vô số game mới, phiên bản mới, chiêu thức khuyến mãi mới... Đầu năm nay, gần như cùng lúc ba "đại gia" trong thị trường online game Việt Nam tung ra ba game bắn súng bạo lực: "Biệt đội thần tốc" (VinaGame), "Đặc nhiệm anh hùng" (FPT Online) và "Đột kích" (VTC Game). Tuy khác nhau về cách chơi nhưng cả ba đều cùng có nguồn gốc từ Hàn Quốc, là loại game nhập vai trực tuyến để bắn và giết người!
Tháng 3/2008, khi chính thức phát hành "Đặc nhiệm anh hùng" tại Việt Nam, FPT Online đã có một buổi trình diễn đầy "ấn tượng" ở Hà Nội và TP. HCM. Những chiếc xe jeep chở những đôi nam nữ ăn mặc đồ rằn ri, tay cầm súng giả diễu hành khắp các ngả đường nhằm tạo sự chú ý. Một số cô gái mặc đồng phục của game này cũng tản ra các ngả đường để phát tờ rơi. Những đứa trẻ trong các quán Internet được tận tình hướng dẫn chơi game và thậm chí còn được tập bắn súng ngoài đường. Tại các phòng game, hình ảnh những cô gái với quần áo bốc lửa, những chàng trai tay lăm lăm súng cũng được quảng cáo tràn ngập.