Tôi dặn con: Bố chết, cứ mang đi hỏa thiêu, đừng chôn cất làm gì_keo bong da 88
Đứng trên bờ ruộng bãi tha ma,ôidặnconBốchếtcứmangđihỏathiêuđừngchôncấtlàmgìkeo bong da 88 quan sát đội thợ đang hoàn thiện các khâu cải táng cho phần mộ mẹ mình, ông Sang dặn dò anh con trai: ‘Sau này bố mẹ chết đi thì mang thiêu hết nhé. Không chôn cất gì nữa!’.
Cụ bà thân sinh ra ông Sang mất đã 10 năm nay. Cách đây vài ba năm, ông đã bắt đầu lo nghĩ đến việc cải táng (bốc mộ) cho cụ - một công việc cực kỳ quan trọng của các anh con trai theo quan niệm ở quê ông.
Bốc mộ (hay nhiều nơi còn gọi là ‘sang cát’) là một việc trọng đại ở hầu hết các vùng quê sau khi người mất đã được chôn cất khoảng 4-5 năm trở lên. Ở quê ông Sang - một huyện trung du cách TP. Hải Phòng 30km, người ta quan niệm rằng chỉ khi nào phần mộ của các cụ được ‘sang cát’ xong xuôi thì con cháu mới được cho là hoàn thành nhiệm vụ của mình, người mất nằm dưới suối vàng cũng mới được thanh thản yên nghỉ.
Mấy năm nay, khi mà vợ chồng ông cũng đã tới tuổi lên lão, năm nào ông Sang cũng nhăm nhe tìm ngày lành tháng tốt lo nốt công việc cho mẹ. Không chỉ chuẩn bị tiền - cỡ khoảng 30-40 triệu đồng, ông còn lo làm thế nào để mọi việc chu toàn, từ việc cỗ bàn mời khách, xây bia mộ mới cho tới việc phần mộ có được ‘sạch sẽ’ khi bốc lên hay không. Vợ chồng ông mất ngủ cả tháng trời chỉ vì việc này.
Ảnh minh hoạ: Gia đình & xã hội |
Cuối cùng, vào một ngày tháng 11 âm lịch, ông Sang và gia đình cũng trút được gánh nặng khi lo chu toàn cho bà cụ. Tổng chi phí cỗ bàn, bia mộ, thuê thợ… lên tới 30 triệu đồng - một khoản tiền không nhỏ so với mức sống ở quê. Nhưng những việc đau đầu nhất với ông lại không phải là tiền bạc, mà là thời gian, công sức mà vợ chồng ông và các con cháu phải bỏ ra để lo một việc mà theo ông là thời đại văn minh ngày nay ‘nên bỏ đi được rồi’.
‘Ở quê tôi, đất chôn cất không đến mức thiếu. Nhưng bây giờ mình nên sống sạch sẽ, văn minh, đảm bảo vệ sinh môi trường. Nếu chôn cất theo truyền thống thì lại đến ngày phải cải táng, nên tốt nhất là cứ đưa các cụ ra dịch vụ hoả táng ngoài thành phố. Đường xá bây giờ tiện lợi cả rồi, chỉ trong buổi sáng là xong mọi việc’.
‘Vợ chồng tôi dặn các cháu rồi. Sau này chúng tôi có rời cõi trần là cứ cho bố mẹ đi hỏa thiêu, đỡ khổ cho chúng nó’.
Ủng hộ lối sống mới, văn minh, ông Sang than vãn chuyện cải táng cho mẹ: ‘Hai vợ chồng mua sắm đủ các thứ đồ suốt 1, 2 tuần mà vẫn lo thiếu sót. Đến ngày chính thì hai ông bà già thức cả đêm mong đến sáng. Nhưng việc tôi lo nhất là không biết đưa các cụ lên có được ‘sạch sẽ’ như ý không’.
Ông kể, cũng chính buổi sáng hôm ấy, một cụ bà ‘hàng xóm’ với phần mộ mẹ ông cũng được con cháu cải táng nhưng đến lúc mở quan tài ra thì cả nhà tá hoả.
‘Chôn cất gần chục năm rồi mà thi thể cụ vẫn còn nguyên si. Thế là con cháu lại phải vội vàng thuê xe đưa cụ ra dịch vụ hoả táng ngay trong buổi sáng. Thế có khổ không cơ chứ!’.
Anh Chuyên - một thành viên của đội thợ chuyên đi cải táng ở Hải Phòng với thâm niên hàng chục năm - cho hay, bằng kinh nghiệm của mình anh có thể đoán chắc được phần mộ có ‘sạch sẽ’ hay không ngay khi đào đất.
‘Phần mộ nào chưa ‘tiêu’ được hết sẽ có mùi rất khó chịu, khiến công việc của chúng tôi vô cùng vất vả. Không ít trường hợp thi thể còn nguyên vẹn sau nhiều năm. Tôi cũng không hiểu được tại sao lại như thế. Trong trường hợp xấu nhất, gia đình sẽ phải đưa đi hoả táng lại. Chúng tôi từng gặp không ít những trường hợp như thế rồi’.
Theo lời kể của anh, dịch vụ ‘bốc mộ’ vẫn đang rất ‘đắt khách’ ở nhiều vùng quê. ‘Cứ mỗi đám, chúng tôi lấy tiền công 4,5 triệu đồng, 3 người làm trong khoảng 3 tiếng là xong. Có ngày chúng tôi chạy ‘sô’ 3-4 đám từ nửa đêm đến gần trưa’.
Còn ông Sang thì bảo, ở quê ông vẫn ít người chọn hoả táng lắm, một phần vì quỹ đất vẫn còn, một phần khác vì ‘chưa có lệ’.
‘Nhưng tôi tin là chỉ ít năm nữa thôi, đến thời con cháu chúng tôi là việc chôn cất sẽ còn rất ít. Tuổi trẻ bây giờ có ăn có học, chúng nó sẽ đưa những cái văn minh về đây thay thế cho hủ tục lạc hậu ngày xưa’.
‘Mà nói thật, mẹ tôi mất chục năm rồi nhưng hôm ấy nhìn đội thợ nhặt từng phần cơ thể cụ còn lại đặt vào quách, tôi vẫn thấy đau lòng’ – ông bùi ngùi nhớ lại.
‘Người mất đã mất rồi. Yêu thương, chăm sóc nhau thì làm khi còn sống. Liệu làm thế này có ích gì không?’ – ông đặt câu hỏi bỏ lửng.
Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Hãy gửi ý kiến của mình bằng cách viết bình luận bên dưới bài hoặc gửi về địa chỉ mail: [email protected]. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên báo VietNamNet. Trân trọng cảm ơn!