Trong tháng 7 vừa qua Hợp phần Đa dạng sinh học đã phối hợp với đối tác địa phương tổ chức một loạt các khóa tập huấn Kỹ thuật canh tác cây trồng theo các chuỗi giá trị nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tại 3 tỉnh Quảng Bình,áttriểnsinhkếbềnvữngđểbảovệrừenvigado vs Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Hơn 370 học viên (trong đó trên 80% là nữ) là người dân tộc Tà Ôi, Vân Kiều, Cơ Tu đã tham gia các khóa tập huấn một cách sôi nổi và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho hoạt động sản xuất tại địa phương.
Các kỹ thuật và địa phương được tập huấn bao gồm: kỹ thuật khai thác măng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học tại xã Thượng Trạch (Quảng Bình), Hướng Hóa (Quảng Trị), kỹ thuật lập vườn ươm thảo dược tại chỗ tại xã Cự Nẫm (QB), Đakrông (QT), A Roàng (TT-Huế), tập huấn kiến thức chung về mô hình nấm tại các xã Tà Lài, Núi Tượng, Đăk Lua, Nam Cát Tiên (Đồng Nai). Đây là chuỗi tập huấn kỹ thuật canh tác cây trồng do Helvetas Việt Nam thực hiện trong khuôn khổ Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ - USAID tài trợ.
Nằm sát biên giới Việt Nam – Lào, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 90km, Amin C9 là một trong 9 thôn thuộc xã A Roàng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Dân số cả thôn khoảng chừng 300 người với khoảng 70 hộ dân thuộc dân tộc Tà Ôi sống chủ yếu dựa vào rừng đã bao năm nay.
Gia đình chị Hồ Thị Thon (32 tuổi) là một trong các hộ dân tại Amin C9. Từ tháng 7/2022 Thon tham gia Hợp tác xã Nông nghiệp dược liệu A Roàng với sự hỗ trợ của Helvetas trong khuôn khổ Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tài trợ. Mới đây, từ ngày 27-28.7.2022, Helvetas Việt Nam phối hợp với các đối tác địa phương tổ chức khóa tập huấn “Kỹ thuật lập vườn ươm thảo dược” cho các xã viên Hợp tác xã Nông nghiệp dược liệu A Roàng. Chị Thon cùng các xã viên được các chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật, phương pháp chiết ghép cành, nhân giống cây thảo dược và cây ăn quả như sả chanh, hương nhu, thiên niên kiện, và bưởi da xanh”.
Với đôi tay thoăn thoắt thực hiện các thao tác bọc đất, bó bầu cành bưởi, chị Hồ Thị Thon vừa thực hành vừa vui vẻ chia sẻ: “Ngày trước, người dân chúng tôi ở đây thường chỉ lên rừng, săn bắn, hái lượm, cuộc sống phụ thuộc vào rừng rất nhiều. Sau khi tham gia vào Dự án và được tập huấn, hướng dẫn các phương pháp và kỹ năng nhân giống thảo dược, chúng tôi đã cảm thấy tự tin hơn nhiều. Giờ chúng tôi có thể tự sản xuất được cây giống tại chỗ để cung cấp cho người dân. Có thêm việc làm, có thêm thu nhập, chúng tôi rất vui và cảm ơn các chuyên gia của dự án".
Trở thành xã viên, chị Thon được trả HTX thù lao 150 nghìn đồng/ngày công. Ngoài ra chị còn được chia sẻ lợi nhuận kinh doanh của HTX theo thỏa thuận. Như vậy, các xã viên đã có được nguồn thu nhập tương đổi ổn định để thay thế cho việc khai thác rừng.
Ông Blup Hữu Bảy, bí thư Đảng ủy xã A Roàng, bày tỏ: “Tôi tin rằng giải pháp hiệu quả và quan trọng nhất để giải quyết vấn đề khai thác rừng trái phép chính là tạo công ăn việc làm và thu nhập bền vững cho bà con. Với sự hỗ trợ của Helvetas từ dự án Bảo tồn đa dạng sinh học, các hộ dân ở A Roàng sẽ có những nguồn thu nhập ổn định bằng cách phát triển những sản phẩm nông sản bản địa, từ đó góp phần vào việc bảo vệ rừng tại địa phương”.