Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát và chất vấn của HĐND_bóng đá tỉ số
Sáng qua (29-9),ângcaohiệuquảhoạtđộnggiámsátvàchấtvấncủaHĐbóng đá tỉ số HĐND tỉnh đã tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND cấp huyện lần thứ I, nhiệm kỳ 2016-2021. Việc tổ chức hội nghị này nhằm trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND, tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực điều hành và chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh, huyện; đồng thời tăng cường mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ và trao đổi thông tin giữa Thường trực HĐND các cấp; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn, giúp cho HĐND các cấp ngày càng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ và quyền hạn mà pháp luật quy định.
Các đại biểu đặt câu hỏi tại hội nghị, nêu lên những vấn đề cần trao đổi để tăng cường hiệu quả hoạt động của HĐND. Ảnh: C.SƠN
Mở rộng hoạt động giám sát
Tại hội nghị, các đại biểu đã được triển khai các nội dung của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Phí và lệ phí; Luật Ngân sách Nhà nước; đồng thời trao đổi, chia sẻ cũng như nêu ra những kiến nghị. Trong đó, các đại biểu đặc biệt tập trung vào những điểm mới của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Theo đánh giá, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cùng với Luật Tổ chức chính quyền địa phương có sự điều chỉnh rất nhiều đến hoạt động của HĐND. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND là luật chung về hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, quy định rõ về thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND trong hoạt động giám sát.
Điểm mới đáng chú ý là hoạt động giám sát không chỉ giới hạn trong chủ thể là Thường trực HĐND và các ban chuyên trách HĐND như trước đây mà còn mở rộng ra tới các đại biểu và các tổ HĐND. Luật cũng quy định cụ thể HĐND phải tiến hành giám sát chuyên đề bên cạnh những hoạt động giám sát trước đây như xem xét các báo cáo, xem xét việc trả lời chất vấn, xem xét việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm. Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng, Phó trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh cho biết: “Trước đây, hoạt động giám sát chuyên đề do thường trực và các ban chuyên trách HĐND tiến hành, nay luật quy định HĐND phải tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề. Để triển khai được hoạt động giám sát chuyên đề, cần phải đi kèm với các nghị quyết được thông qua tại kỳ họp HĐND như về chương trình, thành lập đoàn, đánh giá hoạt động giám sát khi kết thúc. Điều này tạo ra hiệu quả rất tích cực khi HĐND đã có một cơ chế rõ ràng, quy định pháp lý về chế tài để bảo đảm các cơ quan chịu sự giám sát phải thực hiện đúng những nội dung đã kết luận sau giám sát”.
Tăng cường hiệu quả chất vấn
Theo quy định của luật, trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn cũng có thêm những điểm mới. Theo cách thông thường, HĐND sẽ tiến hành chất vấn tại các kỳ họp thì nay quy định hoạt động chất vấn có thể tiến hành giữa hai kỳ họp thông qua vai trò điều hành tổ chức của HĐND, có thể chất vấn bằng văn bản, chất vấn trực tiếp. Luật cũng đã quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan trả lời chất vấn: Khi đã hứa thực hiện nội dung gì khi trả lời chất vấn tại kỳ họp thì qua kỳ họp tiếp theo phải có trách nhiệm giải trình báo cáo ngay tại kỳ HĐND những kết quả đã thực hiện.
Khi chất vấn, HĐND có thể ban hành nghị quyết về chất vấn và xác định rõ thời hạn phải khắc phục những hạn chế; những khó khăn, xác định trách nhiệm của cơ quan phải thi hành và trách nhiệm báo cáo kết quả nghị quyết về chất vấn của đối tượng được chất vấn. Bà Phượng cho rằng, nghị quyết về hoạt động chất vấn cũng sẽ tạo ra cơ sở pháp lý bắt buộc để cơ quan chức năng thực hiện đúng những nội dung đã hứa khi trả lời trực tiếp tại các phiên chất vấn và các hình thức chất vấn khác. Quy định mới sẽ mang hiệu quả rất lớn trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của HĐND. Nếu như trước đây, tất cả các vấn đề cần chất vấn diễn ra trong thực tế thì phải chờ đến kỳ họp thường lệ, khi đó vấn đề mới được đặt ra và người chất vấn đến lúc đó mới nhận ra trách nhiệm của mình. Do đó, việc giải quyết những vấn đề đặt ra có khi không còn kịp thời, nhanh chóng, không còn “nóng”. Với quy định mới, khi diễn ra vấn đề bức xúc trong thực tế đời sống xã hội cần phải được chất vấn ngay; Thường trực HĐND có thể tổ chức một phiên chất vấn giữa hai kỳ họp. Vì thế, mọi vấn đề diễn ra trong xã hội sẽ được giải quyết tại phiên chất vấn giữa hai kỳ họp hoặc phiên giải trình tại phiên họp HĐND gần nhất. “Với những quy định mới này, hoạt động của HĐND các cấp sẽ được nâng lên rất nhiều về hiệu quả, hiệu lực và chất lượng. Vấn đề đặt ra là với những cơ chế mà pháp luật đã trao cho HĐND, quan trọng là việc sử dụng như thế nào. Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như về năng lực, trách nhiệm, tâm huyết của đại biểu HĐND”, bà Phượng nói.
Phát biểu kết luận hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng, việc tổ chức hội nghị thảo luận, trao đổi kinh nghiệm hoạt động của HĐND các cấp là rất thiết thực. Riêng hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND theo luật mới quy định, một số đơn vị HĐND cấp huyện, kỳ họp giữa năm 2016 chưa đề ra chương trình giám sát của HĐND năm 2017 thì vẫn phải ra nghị quyết giám sát của HĐND năm 2017 với các hình thức khác như báo cáo, chất vấn… Song song đó là tăng cường giám sát của thường trực và các ban chuyên trách HĐND. Giám sát chuyên đề không thực hiện theo năm ngân sách mà nên thực hiện theo đúng quy trình là ngày 1-3 hàng năm bắt đầu tập hợp, kỳ họp giữa năm thông qua và triển khai ngay để báo cáo vào kỳ họp sau nếu thực hiện xong. Bà Nguyễn Thị Kim Oanh cũng đề nghị các ban chuyên trách HĐND của các huyện, thị xã, thành phố cần nắm chắc nội dung những luật này. Những nội dung thắc mắc của các đại biểu với các quy định pháp luật chưa rõ, HĐND tỉnh sẽ xin ý kiến của cơ quan cấp trên để có cách hiểu thống nhất trong thực hiện. Sau hội nghị này, HĐND các cấp sẽ tiến hành tập huấn cho đại biểu HĐND của cấp mình, phát huy vai trò của từng đại biểu, các ban chuyên trách HĐND để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND.
CAO SƠN