Cử tri mong quyết sách phát triển kinh tế 2015 phải "căn cơ hơn"_soi kèo maroc

Một góc Khu đô thị Phú Mỹ Hưng,ửtrimongquyếtsáchpháttriểnkinhtếphảicăncơhơsoi kèo maroc Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh minh họa: Thế Anh/TTXVN)

Qua theo dõi phiên thảo luận kinh tế-xã hội năm 2014 và kế hoạch 2015 của Quốc hội sáng 30-10, nhiều cử tri ở Hà Nội, Đà Nẵng và Bình Dương đánh giá Quốc hội đã tập trung thảo luận đúng trọng tâm các vấn đề nhân dân quan tâm với ý kiến đóng góp khá cụ thể.

Cử tri cũng góp nhiều ý kiến về những vấn đề kinh tế-xã hội của đất nước.

Phải có phương án dự phòng trong phát triển kinh tế

Đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2014, cử tri Trần Lương Bắc, Phó Trưởng phòng Phòng Điều tra chống buôn lậu và xử lý vi phạm, Cục Hải quan Hà Nội, cho rằng kinh tế Việt Nam đã đi qua chặng đường gần 10 tháng năm 2014. Nhìn kỹ, phân tích kỹ và coi đó như một bức tranh thì ngoài màu hồng còn có những mảng màu không như mong đợi.

Theo ông Bắc, những mảng màu đó chính là những khó khăn thật sự của nền kinh tế nước nhà được phản ánh qua số liệu mà Cơ quan thống kê mới đây cho thấy, tổng thu ngân sách từ đầu năm đến tháng 9/2014 ước đạt 597.600 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên 505.800 tỷ đồng, chi trả lãi lẫn nợ là 88.900 tỷ đồng, chi đầu tư phát triển 120.000 tỷ đồng.

Như vậy, tổng thu ngân sách để chi thường xuyên và trả lãi, trả nợ đã chiếm 99,5% tổng thu ngân sách. Ngân sách đã bị bội chi 120.000 tỷ đồng để chi cho đầu tư phát triển.

"Tiền đầu tư ít, khiến chúng ta phải đi vay và “vô tình” cả số lãi, nợ phải trả nước ngoài ngày càng nhiều. Đáng lo ngại hơn, ngân sách hạn hẹp nên lộ trình tăng lương không thể thực hiện được trong năm 2015 tới" - cử tri Trần Lương Bắc lo ngại.

Theo cử tri Trần Lương Bắc, dù nhiều rủi ro vẫn còn tiềm ẩn, song có đủ cơ sở để nhìn nhận, chúng ta đang kiểm soát được mức lạm phát, nền kinh tế vĩ mô đang có những dấu hiệu tốt lên trong quý 4 năm 2014 và sẽ hồi phục để khởi sắc trong năm 2015. Năm 2015 là năm để kinh tế Việt Nam ổn định và năm 2016-2017 kinh tế sẽ phát triển.

Nhưng để kinh tế ổn định và phát triển trong năm tới, có những yếu tố bản lề mong Chính phủ, Quốc hội xác định, quan tâm, chú trọng, đó là phải biết nội lực nền kinh tế Việt Nam có gì, cần gì và rất cần gì; phải đưa ra mục tiêu, sự lựa chọn phù hợp và phải lường trước hậu quả, mới quyết định thực hiện. Quan trọng hơn nữa, Chính phủ phải có một phương án dự phòng trong phát triển kinh tế.

"Đối với doanh nghiệp, yếu tố sống còn trong kinh doanh là bảo toàn vốn. Có bảo toàn vốn mới mong có lãi. Vì thế, khi điều hành kinh tế thì đừng bao giờ để trở lại mức xuất phát điểm ban đầu. Đừng để 'xây 3 năm đốt một giờ.' Tôi có lòng tin rằng, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Quốc hội, nền kinh tế nước nhà sẽ ổn định và khởi sắc trong năm 2015" - Cử tri Trần Lương Bắc bày tỏ.

Ông Nguyễn Ngọc Minh, cán bộ hưu trí, trú phường Thanh Bình, quận Hải Châu (Đà Nẵng) thì nhìn nhận, các đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn và mạnh dạn nêu lên những vấn đề đề nghị Chính phủ cần làm rõ trong điều hành nền kinh tế vĩ mô, mặc dầu phải thừa nhận là việc điều hành nền kinh tế vĩ mô thời gian qua của Chính phủ đã đạt được những kết quả to lớn, nhưng không phải không còn những vấn đề cần phải sửa đổi...

Tại phiên họp của Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, theo đánh giá, đỉnh nợ công quốc gia sẽ đạt mức 64,9% vào năm 2016 và giảm dần, đến năm 2020 chỉ còn 60,2%. Tuyệt đại đa số nợ công (98%) là để chi cho đầu tư phát triển. Chính phủ đảm bảo nguồn ngân sách để trả nợ...Hiện nay, hơn 98% nợ công là để đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước...

Qua đó, ông Minh rất tin tưởng về sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, nhưng vẫn có những thắc mắc và đôi chút hoài nghi, nhưng các đại biểu đã nêu lên tại phiên thảo luận thì chắc chắn sẽ có phần trả lời.

Luật sư Đỗ Pháp thuộc Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp, thành phố Đà Nẵng cho rằng: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại Quốc hội lần này rất rõ ràng, rành mạch... với những số liệu rất ấn tượng, đặc biệt là các biện pháp để phát triển và giữ vững sản xuất như tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh nhất là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp như thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, tín dụng...

Tất cả đã chứng tỏ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong việc triển khai thực hiện kế hoạch năm 2014 và sự đồng lòng của nhân dân cả nước trong việc phấn đấu hết sức mình góp phần hoàn thành kế hoạch.

Cần đẩy mạnh cải cách thể chế, hoàn thiện pháp luật

Góp ý về công tác điều hành kinh tế-xã hội của đất nước, ông Nguyễn Minh Thật, cán bộ nghỉ hưu thuộc Ban Tài chính Quản trị Trung ương đề nghị, năm 2015 và những năm tới, Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách thể chế, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.

Ông Thật cho rằng, phải thực sự tạo sự thay đổi đột phá mạnh mẽ về thể chế quản lý nhà nước, kinh tế, tài chính công, về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, cải cách tư pháp.

Tăng cường kiểm tra, giám sát của các cơ quan Trung ương đi đôi với nâng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, hướng tập trung vào mục tiêu đẩy mạnh triển khai đồng bộ các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đất nước.

Theo cử tri Huỳnh Tắc, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh Bình Dương: Bộ máy nhà nước phải tinh gọn, giảm biên chế, không cồng kềnh, không phình ra để tái tạo sức lao động mới có điều kiện phát triển kinh tế. Nợ công quá lớn là gánh nặng cho các năm sau. Nợ xấu khó giải quyết, tồn đọng nhiều năm mặc dù Chính phủ đã quyết liệt giải quyết.

Vì vậy, Quốc hội thảo luận để có những giải pháp căn cơ, quyết liệt, đảm bảo phát triển kinh tế đi đôi với an sinh xã hội.

“Phát triển kinh tế nhưng cũng phải quan tâm bảo đảm đời sống người lao động, người công nhân, những người trực tiếp lao động làm ra của cải cho xã hội...Do đó người công nhân cần được quan tâm bảo đảm đời sống, tăng thu nhập. Cử tri chúng tôi mong rằng Quốc hội, Chính phủ có quyết sách về phát triển kinh tế, phát triển xã hội” - cử tri Huỳnh Tắc bày tỏ.

Về kết quả phát triển kinh tế-xã hội của đất nước năm 2014 được báo cáo tại Kỳ họp 8, Quốc hội Khóa XIII, anh Trần Văn Vương, giảng viên Đại học Mỏ địa chất (Hà Nội) cho rằng, thành tựu này có được là nhờ cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, nhất là sự chỉ đạo, điều hành sâu sát, nhạy bén, kịp thời của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các cấp đã thực hiện đạt mục tiêu tổng quát và hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2014 theo Nghị quyết của Quốc hội đề ra.

Tuy nhiên, anh Trần Văn Vương cũng băn khoăn thực trạng nền kinh tế và tình hình doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong những năm qua, nhưng số liệu liên quan đến việc làm, thất nghiệp không có biến động lớn là chưa phản ánh đúng thực tế, cần đánh giá thực chất hơn, làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, khó khăn của các doanh nghiệp với chỉ tiêu việc làm, thất nghiệp.

Theo anh Vương, tỷ lệ thất nghiệp chung giảm nhưng thực chất là do lao động ở khu vực chính thức phải chuyển sang làm việc trong khu vực phi chính thức, nhiều lao động thiếu việc làm, không có việc làm thường xuyên, thu nhập thấp và thiếu ổn định. Trên thực tế, vẫn còn một bộ phận sinh viên ra trường không tìm được việc làm, đào tạo nghề chưa gắn chặt với nhu cầu thị trường lao động, tình trạng dịch bệnh sởi bùng phát nhanh trên diện rộng nhưng phương án ứng phó chưa kịp thời.

Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Ông Nguyễn Văn Dũng, thương binh 1/4, cán bộ hưu trí ở phường Hàng Mã, Hoàn Kiếm (Hà Nội) đưa ra ý kiến: Chính phủ đang nỗ lực đưa ra các giải pháp tiếp tục tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh.

Về cơ bản, các giải pháp này đang dần phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, để nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân bớt khó khăn, tiến tới xây dựng một xã hội công bằng thì điều có tính chất quyết định là phải tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Theo cử tri Nguyễn Văn Dũng, năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng và tháng 11/2013 Luật này đã được sửa đổi, bổ sung; trong đó có quy định tất cả các cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập. Nhưng từ khi Luật có hiệu lực, đến nay đã 10 năm, người dân vẫn không hề biết những cán bộ, đảng viên đang nắm trọng trách trong các cơ quan, doanh nghiệp thu nhập là bao nhiêu?

Do vậy, để công tác chống tham nhũng đạt hiệu quả, ông Dũng đề nghị Quốc hội cần phải ban hành nghị quyết hoặc bổ sung điều khoản kiểm soát kê khai tài sản bằng cách công bố công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên ngay tại cơ quan làm việc và trụ sở Ủy ban Nhân dân xã, phường để cử tri biết và giám sát.

"Có làm như vậy thì vấn nạn tham nhũng mới dần dần đẩy lùi trong những năm tới. Và nếu chúng ta đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, lãng phí một cách triệt để, không chỉ tạo ra cú hích cho phát triển kinh tế, công bằng xã hội mà người dân mới giữ trọn niềm tin vào Đảng, Nhà nước" - cử tri Dũng mong mỏi./.

Theo TTXVN