PhongThuyBet

Tin thể thao 24H Dự thảo tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư mới: Cần đề cao thực chất_kết quả cúp ý

Dự thảo tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư mới: Cần đề cao thực chất_kết quả cúp ý

Bản dự thảo Quy định tiêu chuẩn,ựthảotiêuchuẩngiáosưphógiáosưmớiCầnđềcaothựcchấkết quả cúp ý thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư có một số thay đổi quan trọng so với Quy định cũ được ban hành năm 2008. 

Qua đó có thể thấy được mong muốn của Bộ GD-ĐT là hoàn thiện và nâng cao các tiêu chuẩn trước đây cho phù hợp với thực tế ở Việt Nam. 

Tuy nhiên Bản dự thảo mới chỉ nâng cao các tiêu chuẩn hình thức về nghiên cứu và đào tạo mà quên mất tiêu chuẩn cốt lõi về trình độ chuyên môn. Chính những điều này đã và sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến nền giáo dục Việt Nam.

Tiêu chuẩn chuyên môn quá thấp

Theo thông lệ quốc tế, để bảo vệ luận án tiến sĩ cần phải có ít nhất hai bài báo khoa học đăng trên các tạp chí ISI/ Scopus. Đây là hai danh mục các tạp chí khoa học có uy tín được toàn thế giới công nhận. Vậy mà tiêu chuẩn tối thiểu cho chức danh phó giáo sư (hay giáo sư) của Việt Nam chỉ là công bố được ít nhất một (hay hai) bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục ISI, Scopus. 

{keywords}
Ảnh: Lê Văn

Học vị tiến sĩ mới chỉ là bằng cấp công nhận ai đó có đủ trình độ nghiên cứu độc lập, còn lâu mới có thể được phong chức danh giáo sư. Có thể ví người có học vị tiến sĩ là người mới có trình độ vỡ lòng trên con đường làm khoa học, còn người có chức danh giáo sư là người làm thày dạy học. Người chỉ có trình độ vỡ lòng sao có thể đi dạy học cho người khác được.

Nhiều người thường hay viện cớ nền khoa học và giáo dục Việt Nam còn thấp nên chỉ cần tiêu chuẩn thấp thôi. Vấn đề là ở chỗ tiêu chuẩn thấp sẽ dẫn đến thầy dởm, thầy dởm sẽ dẫn đến trò dởm, trò dởm sẽ trở thành thầy còn dởm hơn nữa…

Vì vậy, việc đầu tiên cần làm là nâng tiêu chuẩn tối thiểu cho chức danh phó giáo sư (hay giáo sư) lên trên thông lệ quốc tế cho học vị tiến sĩ. Nền giáo dục đại học của chúng ta còn kém không có nghĩa là chúng ta phải đưa bằng cao học của chúng ta xuống ngang bằng đại học, bằng tiến sĩ chỉ ngang bằng cao học, chức danh giáo sư chỉ ngang bằng tiến sĩ.

Nhiều người lại nói rằng tiêu chuẩn chức danh của chúng ta đâu có thấp về chuyên môn. Muốn đạt được tiêu chuẩn phong phó giáo sư thì phải có ít nhất 6 điểm công trình quy đổi tương đương khoảng 6 bài báo khoa học hoặc 3 cuốn sách giáo trình. 

Nhưng chỉ cần công bố trong các tạp chí ở trường là đã được tính điểm quy đổi. Tôi đã từng thấy có người công bố đến 4 - 5 bài báo trong cùng một số tạp chí của trường mình. Chỉ cần vài số tạp chí như vậy là đã đủ điểm quy đổi công trình. 

Nếu thiếu thì có thể viết sách vì sách còn được tính điểm công trình cao hơn điểm bài báo. Ai cũng biết in sách bây giờ quá dễ, dễ đến mức ai cũng in được thơ của mình. Sách chuyên môn thì thầy viết kiểu gì cũng đem giảng cho sinh viên được. Sau đó nhà trường phải công nhận đó là sách phục vụ giảng dạy, thế là được tính điểm. 

Có thể thấy ngay các sách báo kiểu này không phản ánh chút gì trình độ chuyên môn thực sự của tác giả. 

Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không viết bài cho các tạp chí khoa học trong nước nữa. Việc cần làm là chỉ nên tính điểm công trình cho 2 - 3 tạp chí hàng đầu của mỗi ngành. Có như vậy thì các tạp chí này mới nhận được nhiều bài gửi đăng và do đó nâng cao được chất lượng chuyên môn thông qua việc xét chọn các bài báo tốt nhất. Không thể để tình trạng vàng thau lẫn lộn với hơn 350 tạp chí được tính điểm công trình như hiện nay.

{keywords}
Ảnh: Lê Văn

Quy định mới không nên tính điểm cho việc viết sách. Để có thêm điểm, phần lớn các ứng viên chức danh bây giờ đều viết sách, không phải là một cuốn mà đến 3 - 4 cuốn hoặc hơn nữa, càng nhiều cuốn thì càng viết ẩu. Tôi đã được đọc những cuốn sách của các ứng viên được viết rất “ngây ngô” và nhiều khi “phản khoa học”. Nguy hại hơn là họ đem những cuốn sách này dạy cho sinh viên của mình.Sách viết sai hay viết ẩu sẽ để lại những hệ lụy khôn lường cho những người dùng những cuốn sách này.

Những tiêu chuẩn khác lại rất cao

Có một nghịch lý là trong lúc tiêu chuẩn về chuyên môn của chức danh thấp nhưng những tiêu chuẩn khác thì được yêu cầu rất cao. 

Ví dụ như ứng viên chức danh giáo sư phải viết ít nhất một cuốn sách với lý do phục vụ đào tạo. Điều này cũng giống như bắt giáo viên phổ thông phải viết sách giáo khoa. Không phải ai có trình độ cao cũng viết được sách. Không nước nào yêu cầu cán bộ giảng dạy phải viết sách cả và đại đa số các giáo sư ở các nước phát triển như ở Mỹ cũng không hề viết sách trong cả sự nghiệp của mình. 

Vô lý nhất là yêu cầu ứng viên giáo sư phải có ít nhất 3 nghiên cứu sinh đã bảo vệ luận án tiến sĩ trong lúc bản thân chỉ cần có số công bố ngang bằng với yêu cầu cho một luận án tiến sĩ quốc tế. Có thể làm một phép tính thô thiển để thấy rằng chất lượng tiến sĩ kiểu này chỉ bằng 1/6 chất lượng tiến sĩ quốc tế. 

Nguy hiểm hơn, là các ứng viên sẽ phải đào tạo nghiên cứu sinh bằng mọi cách để đạt chuẩn giáo sư, bất kể nghiên cứu sinh của mình có xứng đáng với học vị tiến sĩ hay không. Thế nên mới có người vừa bảo vệ tiến sĩ xong đã bắt tay đào tạo nghiên cứu sinh mà đào tạo luôn một lúc 2 - 3 người, mà dễ nhất là đào tạo ở các trường địa phương. Đào tạo tiến sĩ kiểu này thì trình độ chuyên môn chả còn gì sau vài thế hệ. 

Ở các nước người ta phong chức danh cho những người có khả năng đào tạo tiến sĩ, chứ không phải có đào tạo nhiều tiến sĩ rồi mới được phong chức danh như ở ta.

Bản dự thảo cũng yêu cầu ứng viên chức danh phải có nhiều thâm niên giảng dạy nhưng thâm niên giảng dạy không phản ánh khả năng giảng dạy của ứng viên. Ở các nước, khả năng này được thẩm định khi ứng viên làm thuyết trình trước một hội đồng khoa học chứ người ta không quan tâm mấy đến thâm niên. Vì vậy, quy định mới chỉ nên yêu cầu ứng viên có thâm niên giảng dạy và không cần phải liên tục trong 3 năm cuối để có thể tuyển được những người giỏi được đào tạo ở nước ngoài trở về nước làm việc.

Cần kiên quyết đi theo các thông lệ quốc tế

Tóm lại, chúng ta không thể nâng cao trình độ các giáo sư và phó giáo sư bằng các tiêu chuẩn mà không nước nào dùng. Cái mà nước nào cũng dùng là thành tích công bố quốc tế thì lại không được quan tâm đúng mức.

{keywords}
Ảnh: Lê Văn

Thực ra, các nước phát triển không đặt ra những tiêu chuẩn cứng cho các ứng viên. Ứng viên có đạt hay không là do các hội đồng khoa học quyết định dựa trên thành tích nghiên cứu và khả năng thuyết trình khoa học. Vì nền khoa học của chúng ta còn yếu kém nên chúng ta phải đặt ra một số tiêu chuẩn cứng để tránh việc lạm dụng và giữ được một số chuẩn mực chung. Tuy nhiên, tiêu chuẩn kiểu gì, kể cả công bố quốc tế cũng có thể được ngụy tạo. Vì vậy, hội đồng ngành đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá trình độ thực sự của các ứng viên. 

Các thành viên hội đồng phải là những người công tâm và có thành tích nghiên cứu khoa học nổi trội. Quy định mới nên bổ sung thêm điều khoản lấy phiếu tín nhiệm cho các giáo sư trong từng ngành để có thể chọn được những người có uy tín cao nhất tham gia hội đồng ngành mỗi khi thành lập hội đồng mới.

Bản dự thảo Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư tuy đã có những cải thiện so với Quy định cũ năm 2008 nhưng vẫn chưa thực sự lấy việc nâng cao trình độ chuyên môn của các chức danh làm trọng tâm. 

Kinh nghiệm của Quỹ Nafosted cho thấy nếu chúng ta kiên quyết đi theo các thông lệ quốc tế thì chúng ta mới có thể giải quyết được triệt để những bất cập trong hệ thống chức danh ở Việt Nam. Có những ngành sẽ phải “dí súng vào lưng” thì họ mới tiến lên được, còn không thì họ sẽ nói là do đặc thù Việt Nam nên không cần phải hội nhập quốc tế. Không thể lấy lý do nền khoa học chúng ta còn yếu kém để thay đổi từ từ. 

Một khi Quy đinh mới ra đời thì phải mười năm nữa chúng ta mới có khả năng thay đổi Quy định đã ban hành. Mười năm là một thời gian rất dài trong khoa học. Các quy định chức danh phải tạo được động lực để hình thành một thế hệ mới các nhà khoa học Việt Nam có thể ngẩng cao mặt trên trường quốc tế.

GS Ngô Việt Trung(Viện Toán học)

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap