Cô gái nghèo Tây Ninh bị nhà nội khước từ trở thành người nổi tiếng_kết quả cúp ý
Lily Chen tên thật là Trần Kim Ngọc năm nay 24 tuổi,ôgáinghèoTâyNinhbịnhànộikhướctừtrởthànhngườinổitiếkết quả cúp ý quê Bến Cầu, Tây Ninh. Tối 2/8, được gọi tên trong ngôi vị á quân 1 Tình Bolero 2019, nước mắt cô rưng rưng vì hạnh phúc. Đến chia vui cùng cô hôm đó có bà ngoại, dì và em trai họ.
Ôm bó hoa tươi thắm và chiếc cúp được ban tổ chức trao tặng trên tay, Ngọc khoe với bà ngoại: ‘Con làm được rồi ngoại ơi. Tới đây, con sẽ được đi hát ở sân khấu lớn. Con cảm ơn ngoại. Nhờ ngoại mà con mới có ngày hôm nay’.
Đứa trẻ bị nhà nội khước trừ
Chiều ngày 21/8, TP.HCM mưa tầm tã. Có hẹn với người viết, Ngọc trang điểm nhẹ, mặc chiếc đầm bó sát, mang áo mưa đến gặp. Trong quán cà phê nhỏ ở quận 4, cô gọi một chiếc bánh mỳ và ly nước mát lót dạ để 6 giờ chiều đi hát ở sự kiện.
Ngoài trời, từng giọt mưa rơi tí tách. Ngồi trong quán, hai mắt Ngọc đỏ au khi kể câu chuyện của mình.
Ngọc cho biết, chính vì có những ngày tháng nghèo khó bên ngoại và những lần ăn cơm từ thiện, mặc đồ thừ thiện đã có cô ngày hôm nay. Ảnh: NVCC. |
Cô là kết quả của mối tình không hạnh phúc của ba và mẹ. 24 năm trước, cuộc sống ở nhà chồng quá cực khổ, sinh con gái được mấy tháng, mẹ Ngọc bỏ về nhà mẹ đẻ sống. Ba Ngọc nhất định không trao con nhỏ cho vợ. Mẹ Ngọc phải nhờ người quen, hàng xóm đến nhà chồng ‘bắt’ con gái về nuôi. Từ đó, cô bị nhà nội khước trừ.
‘Trong giấy khai sinh của tôi không có tên của ba. Đổi lại, tôi được mẹ, ông bà ngoại, các cậu dì rất thương’, Ngọc nhớ về quá khứ.
Mọi rắc rối bắt đầu từ khi Ngọc đến tuổi đi học. Cô bị bạn bè hắt hủi, trêu là đứa trẻ không cha. Dù thế, cô không thấy tự ti, mà cố gắng học thật giỏi và nuôi giấc mơ trở thành ca sĩ bằng cách tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ ở trường lớp và địa phương.
‘Nhiều khi, nhìn các bạn có ba, được ba chở đi chơi, đi học, tôi thèm lắm. Nhưng mẹ không bao giờ nhắc về ba, dù tôi hỏi rất nhiều’, Ngọc nhớ lại.
Thông qua các cậu, dì, bà ngoại và những người hàng xóm, bé Ngọc khi đó biết được, nhà nội và nhà ngoại ở cùng làng. ‘Tôi vui lắm. Tôi đinh ninh sẽ đến lớp, tự hào nói với các bạn: ‘Mình cũng có ba đó. Ba mình đang ở cạnh mình’, cô gái sinh năm 1995 nhớ lại.
Ngọc cho biết, trong đám tang ba hai năm trước, cô cũng về để dự, nhưng nhận được những ánh mắt tò mò của nhiều người khi nhìn cô là đứa con rơi của ba. Tuy nhiên, hiện cô không còn giận ba và nhà nội nữa. Ảnh: NVCC. |
Niềm vui của cô vụt tắt khi gặp ba và bà nội ở chợ. Họ lảng đi khi thấy đứa trẻ 10 tuổi chăm chăm nhìn mình. Mẹ đang đi làm xa. Cô chạy thật nhanh về nhà sà vào lòng bà ngoại mếu máo và biết rằng, ba không cần mình.
14 tuổi, làm hồ sơ giả đi làm công nhân
Năm Ngọc 13 tuổi thì mẹ mất. Cũng năm đó, ông ngoại cô qua đời, để lại một món nợ lớn cho vợ con. Sau đám tang chồng, bà ngoại Ngọc bán hết tài sản để trả nợ. Hơn 60 tuổi, bà phải sống trong căn nhà rách toác, cơm không đủ ăn và phải đi làm thuê để trả nợ, nuôi cháu ngoại.
‘Lúc đó, tôi chỉ ước ba đến đón mình về nuôi, cực khổ bao nhiêu tôi cũng chịu được. Nhưng ba chỉ đến dự đám tang mẹ xong rồi không đến nữa. Năm học cuối cấp hai, tôi cần phải có bằng vi tính để nộp cho trường. Ngoại không có tiền cho tôi học. Tôi gọi cho ba xin. Ba nói ra quán cà phê chờ, 2 giờ sau ba sẽ mang đến cho. Vậy mà, ba để tôi chờ mãi’, Ngọc kể, giọng nghẹn ngào.
Từ lúc đó, cô nữ sinh cấp hai hận ba và thấy cuộc sống của mình trở nên bế tắc, như không có lối ra. Hết lớp 9, Ngọc nghỉ học để đi làm thuê phụ kinh tế với ngoại.
Chưa đủ tuổi để vào xí nghiệp làm công nhân, Ngọc lấy chứng minh thư của dì, dán hình mình vào để làm hồ sơ ứng tuyển. Qua được các vòng phỏng vấn, cô trở thành nữ công nhân dù đang ở tuổi trẻ vị thành niên. ‘Các thầy cô luôn gọi động viên, khuyên tôi nên đi học lại. Nhưng lúc đó, tôi chỉ ước mình kiếm thật nhiều tiền giúp ngoại, giúp cuộc sống của mình khá lên’, Ngọc nói.
Lily Chen bên bà ngoại trong đêm chung kết. Ảnh: NVCC. |
Tuổi 16, Ngọc nhận ra, con đường mình chọn chưa đúng. Cô quyết định về quê, đến trường cấp ba xin học lại. Con đường phía trước có nhiều chông gai, nhưng cô tự động viên, chỉ cần mình cố gắng, chăm chỉ và có tình yêu của ngoại vun đắp, cô sẽ làm được.
Buổi sáng, Ngọc mặc chiếc áo dài trắng, mang cặp sách đạp xe đến trường đi học. Chiều và các ngày nghỉ, cô cùng bà ngoại đi cạo mủ cao su, nhặt hạt điều, cấy lúa kiếm tiền cơm, mua đồ dùng học tập.
‘Tôi chỉ phải lo tiền ăn và tiêu vặt. Quần áo, thì có đoàn từ thiện phát cho. Cứ ngày 23 tháng chạp hàng năm, tôi nhận quần áo một lần. Đồ cũ nhưng mặc được. Lúc đó, bà cháu tôi còn được cho cả đồ ăn, quà bánh nữa’,
Tình cờ được làm ca sĩ
Năm 2015, Ngọc thi đậu vào ngành dược của một trường đại học tại TP.HCM. Chia tay ngoại, cô lên thành phố nhập học. Để có tiền trang trải sinh viên, Ngọc làm thêm nhiều việc khác nhau.
Một lần, cô đi làm PG cho một nhãn hàng thì gặp được một người làm truyền thông. Thấy cô sinh viên có khuôn mặt sáng, cao 1m70, người này giới thiệu cho đi đóng phim, chụp hình quảng cáo, tham gia các sự kiện nghệ thuật. Công việc cho Ngọc thu nhập tốt, nhưng đổi lại việc học dược lại dang dở. Hiện Ngọc đã tạm hoãn việc học để tập trung cho việc ca hát.
Ngọc trong một lần đi sự kiện. Ảnh: NVCC. |
Nói về lý do có giấc mơ làm ca sĩ nhưng lại đi học dược, Ngọc cho biết, năm 2008 mẹ cô qua đời vì bệnh suy thận mãn tính. Cô muốn học dược để sau này có thể chữa bệnh, bốc thuốc cho người nghèo nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên dự định con dở dang.
Năm 2018, Ngọc cùng bạn đi thi solo chương trình Tình Bolero và được ban tổ chức mời vào thử giọng. Với chất giọng ngọt ngào, gương mặt sáng Ngọc được nhận tấm vé vào vòng trong.
Ngọc cho biết, hai năm trước bố cô đã mất vì tai nạn giao thông. Đến nay, cô không hận ông nữa. ‘Có lẽ ba không nhận tôi là có nỗi khổ riêng. Tôi được như ngày hôm nay là nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều anh chị, cô dì và ánh mắt dõi theo của bà ngoại ở quê. Tôi muốn nói lời cảm ơn mọi người’, Ngọc nói.
Cô cũng cho biết, vì là tay ngang đi hát, vì thế, tới đây cô sẽ luyên thanh, học nhạc, kỹ thuật hát để bước đi của mình được vững hơn.
Thầy Phan Văn Sang, phó hiệu trưởng trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Bến Cầu, Tây Ninh) cho biết, Ngọc học lớp 11 và lớp 12 ở trường. Hai năm liền, Ngọc là học sinh khá giỏi. ‘So với các em cùng trang lứa, em là học sinh lớn tuổi hơn, nhưng em ấy không vì thế mà mặc cảm. Suốt thời gian học ở trường, em ấy học rất năng nổ, tích cực tham gia các hoạt đồng của trường, lớp, nhất là các chương trình văn nghệ’, thầy Sang nói.
Tốt nghiệp đại học không xin được việc, cô gái Nghệ An đi Nhật nhặt lá tía tô
Ở quê, hơn một năm rải đơn khắp nơi xin việc làm không được, Đức (Nghệ An) nộp hồ sơ đi xuất khẩu lao động.