Lý do người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn chuối_tối hôm nay
Một người phụ nữ 60 tuổi mắc bệnh thận và cao huyết áp đang điều trị ngoại trú. Do khó đại tiện nên ngày nào bà cũng ăn một quả chuối. Không ngờ tới một hôm,ýdongườiphụnữphảinhậpviệncấpcứusaukhiănchuốtối hôm nay bà đột nhiên rơi vào tình trạng hôn mê và được đưa đi cấp cứu.
Đến bệnh viện, bà được chẩn đoán nhịp tim đập chậm (42 nhịp/phút) do tăng kali máu. Xét nghiệm máu cho thấy nồng độ kali cao tới 7,2mmol/L.
Sau khi tiêm thuốc, người phụ nữ dần tỉnh lại nhưng nồng độ kali máu vẫn còn rất cao. Chỉ sau khi chạy thận khẩn cấp, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mới trở lại ổn định.
Chuối là loại trái cây giàu kali, vitamin B6, C và chất xơ, có tác dụng nhuận tràng tốt. Loại trái cây này có thể bổ sung thể lực, ngăn ngừa chuột rút và giúp cải thiện hiệu suất thể thao.
Theo Healthline, trong 100g chuối có 89 calo, nước chiếm tới 75%, 1,1g protein, 22,8g carbs, 12,2g đường, 2,6g chất xơ, 0,3g chất béo.
Nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn chuối. Theo khuyến nghị của Cơ quan Quản lý Y tế Quốc gia Trung Quốc, mỗi người chỉ nên hấp thụ 2.000 tới 3.500mg kali. Một quả chuối cỡ trung bình (100g) chứa 325mg kali nên mỗi người có thể ăn khoảng 5 quả chuối mỗi ngày (do chúng ta còn hấp thụ kali từ các thực phẩm khác).
Dù vậy, đối với người có thận yếu, một lượng kali nhỏ hơn nhiều cũng có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực.
Với nữ bệnh nhân trên, nồng độ kali máu của bà khoảng 5,3mmol/L. Trong khi đó, chỉ số của người bình thường dao động từ 3,5-5mmol/L. Nồng độ kali nằm ngoài giới hạn này (tăng hoặc giảm) đều gây nhiều rối loạn có thể dẫn tới ngừng tim.
Trước đó, theo China Times, bác sĩ đã cảnh báo nếu thận không tốt, người bệnh chỉ nên ăn một quả chuối mỗi tuần. Vì không nghe lời khuyên của bác sĩ, người phụ nữ đã phải nhập viện cấp cứu.
Kali là chất điện giải rất quan trọng, đóng vai trò không thể thiếu trong các hoạt động thần kinh - cơ. Tuy nhiên, kali máu tăng cao lại tác động xấu tới tim mạch.
Tăng kali máudo nhiều nguyên nhân khác nhau như sử dụng thuốc lợi tiểu giữ kali, thuốc huyết áp ức chế men chuyển; suy thận cấp hoặc mạn tính; mắc bệnh Addison; chấn thương tiêu cơ vân, tan máu, bỏng; dùng thức ăn giàu kali như chuối, khoai tây, chocolate.
Thận là cơ quan chính chịu trách nhiệm điều hòa kali. Ở bệnh nhân suy thận, đặc biệt những trường hợp phải lọc máu, lượng kali trong máu dễ dàng tăng cao.
Thông thường, triệu chứng kali máu thường không rõ ràng như yếu cơ, đau mỏi tay chân, chuột rút, buồn nôn, nôn. Khi tình trạng đã trở nặng, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng liên quan tới tim mạch như nhịp tim chậm, đánh trống ngực, tụt huyết áp, ngừng tim, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.