Trung tâm Hành chính tập trung (TTHCTT) tỉnh Bình Dương được khánh thành ngày 20-2-2014,ểutượngcủachínhquyềnkiếntạocảicáchhànhchínhphụcvụnhândâkết quả yokohama sau 3 năm vận hành và hoạt động đã cho thấy đây là một biểu tượng của chính quyền kiến tạo, cải cách hành chính (CCHC), phục vụ nhân dân. Tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Dương ngày 1-1-2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá tỉnh Bình Dương là một trong những địa phương đi đầu trong CCHC; là một trong ít tỉnh, thành có TTHCTT hoạt động hiệu quả.
TTHCTT đặt tại vị trí trung tâm của Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị có diện tích 4.196 ha, có 2 tháp, mỗi tháp 20 tầng làm việc, tổng diện tích sàn là 104.000m2, là nơi làm việc của toàn bộ hệ thống chính trị cấp tỉnh của Bình Dương, với hơn 60 cơ quan chính trị, hành chính, đoàn thể chính trị cấp tỉnh bao gồm: Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh. Sau 3 năm vận hành, hoạt động, gắn với việc khởi động xây dựng và phát triển thành phố mới Bình Dương, TTHCTT tỉnh đã cho thấy tầm nhìn, chủ trương và hành động quyết liệt của lãnh đạo, chính quyền tỉnh trong việc xây dựng và phát triển Bình Dương và những hiệu quả thấy rõ của việc xây dựng chính quyền tập trung, hiện đại và hiệu quả.
TTHCC là một mô hình mới, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Ảnh: H.V
Chính quyền kiến tạo phát triển
Qua 20 năm tái lập và phát triển, Bình Dương vốn là một tỉnh thuần nông đến nay đã chuyển mình trở thành tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Một trong những nguyên nhân cốt lõi của sự thành công đó là các thế hệ lãnh đạo của tỉnh luôn chủ động, sáng tạo, đổi mới, tạo ra những điểm nhấn quan trọng trong từng giai đoạn, từng chủ trương và chính sách để phát triển tỉnh nhà như “Trải thảm đỏ đón nhà đầu tư, trải chiếu hoa để đón nhân tài”, quy hoạch và thu hút đầu tư phát triển các các khu công nghiệp như Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Sóng Thần… để tạo nên tỉnh Bình Dương như ngày hôm nay. Trong giai đoạn 2011- 2020, một trong những điểm nhấn trọng tâm của tỉnh là việc xây dựng và đưa vào hoạt động TTHCTT, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm, nhằm xây dựng một nền hành chính tập trung, thống nhất, thông suốt, minh bạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực hiệu quả; tạo động lực mới cho đầu tư và phát triển và là cơ sở nền tảng cho việc thực hiện các giải pháp CCHC cụ thể khác.
Đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, sự khánh thành TTHCTT gắn với việc khởi động và phát triển thành phố mới Bình Dương đã tạo niềm tin vững chắc vào chính quyền tỉnh. Khi một đô thị cũ, các khu công nghiệp đang lấp đầy bởi các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, những lợi thế cạnh tranh của tỉnh từ việc giá đất, lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi… dần khó khăn hơn thì việc tỉnh quy hoạch một khu liên hợp vừa đô thị, vừa dịch vụ, vừa công nghiệp với diện tích 4.196 ha đã tạo nên làn sóng mới, cơ hội kinh doanh mới trong cộng đồng các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc di dời vào TTHCTT và chính thức hoạt động vào ngày 20-2-2014 đã cho thấy sự quyết đoán, cam kết, mạnh mẽ hành động của chính quyền tỉnh trong phát triển.
Ngay sau lễ khánh thành TTHCTT và khởi động phát triển thành phố mới Bình Dương đã tạo nên hiệu ứng tích cực trong cộng đồng các nhà đầu tư trong và ngoài nước; liên tục các cuộc viếng thăm, tìm hiểu cơ hội đầu tư của các hiệp hội đầu tư các ngành hàng và từ các nước như Nhật, Hàn Quốc, Singapre, châu Âu… Kết thúc năm 2014, Bình Dương đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1,53 tỷ USD, trong đó hơn 50% là vốn tăng thêm từ các doanh nghiệp FDI mở rộng sản xuất, kinh doanh, năm 2015 hơn 2,7 tỷ USD, năm 2016 là 2,04 tỷ USD. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 2.827 dự án với tổng số vốn 25,7 tỷ đô la Mỹ. Không chỉ gây ấn tượng về số dự án thu hút thành công mức đầu tư, Bình Dương còn thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn của các tập đoàn nổi tiếng trên thế giới như Tập đoàn Tokyu, Far Eastern, P&G, Kolon, Kumho... hứa hẹn tạo ra những thay đổi lớn về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trong thời gian tới. Sự thành công trong thu hút đầu tư của Bình Dương cho thấy, các nhà đầu tư tin tưởng, hài lòng với môi trường đầu tư và chính quyền tỉnh luôn đổi mới, kiến tạo sự phát triển để Bình Dương luôn là địa điểm hấp dẫn để các nhà đầu tư chọn lựa.
Cải cách hành chính để phục vụ
Công tác CCHC, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính được tỉnh thực hiện quyết liệt, triệt để ở tất cả các cấp, các ngành. Việc vận hành Khu hành chính mở nay là Trung tâm Hành chính công (TTHCC) tại tầng 1 của TTHCTT với mô hình một cửa, một cửa liên thông là không gian hành chính mở, thông thoáng với phương thức tiếp nhận và giải quyết TTHC công khai, chuyên nghiệp, hiện đại và thân thiện với những phương thức, dịch vụ hỗ trợ quá trình thực hiện TTHC của người dân, doanh nghiệp như: hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí các TTHC, nhất là cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng; đội ngũ tình nguyện viên hướng dẫn ban đầu về TTHC, dịch vụ bưu chính hành chính công, các thiết bị công nghệ thông tin... đã tạo điều kiện thuận lợi, giảm bớt thời gian đi lại của người dân và doanh nghiệp, nhất là việc thực hiện các TTHC có tính chất liên thông, liên quan nhiều sở ban ngành cũng như việc bảo đảm tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin cho người dân, doanh nghiệp; giảm chi phí tuân thủ TTHC, góp phần tạo ra một môi trường bình đẳng, thuận lợi và an toàn cho các nhà đầu tư.
Đô thị mới, sự phát triển mới
Sau 3 năm vận hành, hoạt động TTHCTT và xây dựng phát triển thành phố mới Bình Dương còn quá sớm để đánh giá thành công, nhưng với những kết quả đo lường được, đánh giá được và hiệu quả thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 3 năm qua có thể khẳng định rằng: Niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân đối với nền hành chính và chính quyền tỉnh Bình Dương ngày càng cao, sự kỳ vọng về sự phát triển mới của Bình Dương trong thời kỳ mới từ Chính phủ, nhà đầu tư nước ngoài và các tầng lớp nhân dân dần được đáp ứng và khẳng định không những ở những quan điểm, chủ trương mà bằng những hành động quyết liệt, thiết thực như: Dự án giao thông công cộng, nhà ở xã hội, dự án các trường đại học, bệnh viện, các công trình văn hóa… được đưa vào hoạt động đồng bộ đã cho thấy rằng, chính quyền tỉnh thật sự là chính quyền hành động, kiến tạo CCHC, vì dân phục vụ và vì sự phát triển của tỉnh nhà.
Tin tưởng rằng trong thời gian tới, cùng với sự quyết tâm của hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh cũng như sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh để đưa Bình Dương phát triển bền vững và góp phần vào sự phát triển chung của Việt Nam trong thời gian tới như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với tỉnh Bình Dương, Thủ tướng yêu cầu: Bình Dương CCHC mạnh mẽ hơn, ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước và đội ngũ cán bộ công chức và mong muốn Bình Dương sẽ sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, trở thành thành phố thông minh, nơi đến của nhà đầu tư.
Vì vậy, Bình Dương cần phải giữ vai trò đầu tàu của cả nước, tạo đột phá về thu hút đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông kết nối, làm tốt công tác quy hoạch; đồng thời cần chú trọng về phát triển công nghiệp công nghệ cao, ít sử dụng lao động để phát triển bền vững...