Các sự cố lộ lọt thông tin,ĐaphầnngườidùngthiếtbịIoTcònítquantâmđếnantoànanninhcủathiếtbịđội hình man utd gặp burnley dữ liệu qua các thiết bị IoT, cụ thể là hệ thống camera giám sát thời gian gần đây đã dấy lên mối lo ngại cho không chỉ với người dùng cá nhân mà cả các cơ quan nhà nước, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, đô thị thông minh.
Trên thực tế, thời gian gần đây, triển khai xây dựng đô thị thông minh, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã và đang đầu tư, trang bị và đưa vào sử dụng các hệ thống camera giám sát phục vụ nhu cầu đảm bảo an ninh trật tự, theo dõi và xử lý vi phạm giao thông… Và song hành với đó, về lý thuyết, điều này làm gia tăng nguy cơ mất an toàn, an ninh mạng.
Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT (Ảnh: Thái Anh) |
Để hiểu rõ hơn về công tác đảm bảo an toàn cho các hệ thống phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh cũng như các biện pháp hữu hiệu giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dùng bảo vệ an toàn tài sản thông tin, dữ liệu, trong ngày đầu tiên của năm mới 2020, ICTnews đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT:
Xin ông cho biết, các hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh khi đưa vận hành có phải đáp ứng yêu cầu gì về bảo đảm an toàn thông tin không?
Với các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh, Cục An toàn thông tin luôn đưa ra các yêu cầu, khuyến nghị và hướng dẫn triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin theo chức năng nhiệm vụ.
Một số quy định pháp luật về việc bảo đảm an toàn thông tin có thể kể đến nhưLuật An toàn thông tin mạng, Nghị định 85 ngày 1/7/2016 của Chính phủvề bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, hoặc chi tiết hơn là Thông tư 03 ngày 24/4/2017 của Bộ TT&TT quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định 85. Trong Thông tư 03, Bộ TT&TT đã đưa ra các yêu cầu cơ bản để đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo từng cấp độ.
Bên cạnh đó, để triển khai bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử, trong năm 2019, Bộ TT&TT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 14 ngày 7/6/2019 về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam.
Cục An toàn thông tin cũng đã xây dựng, ban hành hoặc trình Bộ TT&TT ban hành văn bản chuyên môn hướng dẫn công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng phục vụ Chính phủ điện tử như công văn 1694 ngày 31/5/2019 hướng dẫn yêu cầu an toàn thông tin cơ bản đối với hệ thống thông tin kết nối vào mạng Truyền số liệu chuyên dùng; công văn 713 ngày 25/7/2019 hướng dẫn xác định và thực thi bảo vệ hệ thống thông tin theo cấp độ; công văn 3001 ngày 6/9/2019 hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống quản lý văn bản và điều hành; và công văn 2973 ngày 4/9/2019 hướng dẫn triển khai hoạt động giám sát an toàn thông tin trong cơ quan, tổ chức nhà nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tại Việt Nam tình trạng lộ lọt thông tin, dữ liệu qua camera khá phổ biến và nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người dùng. Ông nghĩ sao về nhận định này?
Các sự cố mất an toàn thông tin từ các camera giám sát trong thời gian gần đây không phải là vấn đề mới. Nguyên nhân gây ra các lỗ hổng bảo mật ở các thiết bị này bao gồm cả yếu tố chủ quan và cả khách quan.
Trong đó, về phía nhà cung cấp thiết bị, các thiết bị IoT nói chung và camera giám sát nói riêng thường chỉ tập trung về mặt tính năng, chứ không chú trọng đến các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin cho thiết bị. Nhiều thiết bị thậm chí còn bỏ qua các yêu cầu về bảo mật, mã hóa dữ liệu khi sử dụng hoặc có cơ chế cập nhật, vá lỗi rất hạn chế.
Còn về phía người dùng, đa phần người sử dụng các thiết bị IoT ít quan tâm đến vấn đề an toàn, an ninh thông tin của thiết bị, vẫn sử dụng các mật khẩu mặc định khi lắp đặt tại gia đình. Những thói quen này khiến các thiết bị IoT có nguy cơ bị tấn công, truy cập trái phép, chiếm quyền điều khiển, nghe trộm, xem trộm đối với các thiết bị IoT có tính năng nghe, nhìn.
Theo đại diện Cục An toàn thông tin, thói quen của nhiều người dùng vẫn sử dụng các mật khẩu mặc định khi lắp đặt tại gia đình khiến các thiết bị IoT có nguy cơ bị tấn công, truy cập trái phép, chiếm quyền điều khiển... (Ảnh minh họa: Internet) |