Khách Việt leo núi xuyên đêm, săn mây 'đĩa bay' ngay trước cơn bão_lịch bóng đá cúp anh
Hai ngày qua,áchViệtleonúixuyênđêmsănmâyđĩabayngaytrướccơnbãlịch bóng đá cúp anh hiện tượng mây thấu kính xuất hiện tại núi Bà Đen (Tây Ninh), núi Chứa Chan (Đồng Nai) với hình thù đặc biệt - dạng đĩa bay hay chiếc nón khổng lồ lơ lửng đỉnh núi được rất nhiều người quan tâm theo dõi.
Mây thấu kính (Lenticular Clouds) là hiện tượng thiên nhiên hình thành ở tầng đối lưu. Điều kiện để hình thành mây thấu kính là có một dòng không khí khô mà lạnh di chuyển theo phương ngang, song song mặt đất, đi vào một khu vực có dòng không khí nóng ẩm đang bốc hơi ổn định từ một quả núi hay đồi. Khi lớp không khí ẩm tại quả núi bị đẩy lên cao gặp khối không khí khô và lạnh đi vào từ gió ngang thì nó ngưng tụ lại thành những đĩa mây chồng lên nhau.
Theo một số chuyên gia, hiện tượng này ít gặp ở Việt Nam nhưng thường xuất hiện tại các ngọn núi như Phú Sĩ (Nhật Bản). Đây là địa danh nổi tiếng với những người đam mê nhiếp ảnh và thích săn mây hình thù lạ.
Anh Phùng Minh Long (người Việt đang sống và làm việc tại Tokyo, Nhật Bản) đã từng chứng kiến mây thấu kính tại đỉnh Phú Sĩ.
"Với giới nhiếp ảnh Nhật Bản, hiện tượng mây thấu kính được gọi là Kasagumo. Tôi đã bắt đầu săn mây trên đỉnh núi này hơn một năm. Và theo kinh nghiệm, mây thấu kính thường xuất hiện đẹp, rõ nét nhất trước hoặc sau cơn bão", anh Long cho biết.
Lần gần nhất anh Long chứng kiến mây thấu kính tại Phú Sĩ là ngày 13/11/2022. Một ngày trước đó, khi biết tin cơn bão sắp đổ tới, anh Long nhận định đây là thời điểm thuận lợi để săn mây.
"Chiều tối, tôi quyết định đi bus từ Tokyo tới ga Kawaguchiko. Đích đến của tôi là đỉnh núi đối diện núi Phú Sĩ, bên dưới là hồ Kawaguchiko, thuộc tỉnh Yamanashi, cách Tokyo khoảng 130km. Đây được xem là điểm săn mây Phú Sĩ thuận lợi nhất, tuy nhiên chủ yếu là giới nhiếp ảnh tìm đến", anh Long cho hay.
Thông thường, anh Long và bạn bè sẽ thuê xe để lái đến điểm chụp nhưng lần này, do thông tin gấp, lại e ngại cơn bão, không ai lên đường cùng anh. Để tới điểm săn mây, anh phải leo bộ theo đường ô tô khoảng 14km hoặc leo đường núi 7km.
"Để đảm bảo an toàn, tôi leo theo đường ô tô. Hai giờ đầu, tôi leo khoảng 7km rồi dừng nghỉ. Tôi leo trong đêm và đến điểm chụp khi tờ mờ sáng. Lúc này tại đây có một số nhiếp ảnh gia khác đã có mặt", anh Long cho biết.
5h sáng, gió mạnh dần lên nhưng cũng là lúc mây thấu kính bắt đầu xuất hiện tuyệt đẹp trên đỉnh núi cao nhất Nhật Bản. "Mỗi thời điểm, mây lại xuất hiện với sắc thái khác nhau nên tôi quan sát không rời mắt, chụp ảnh liên tiếp", anh Long cho biết.
Trước đó, ngày 10/10, anh Long cũng từng săn thành công mây thấu kính hình đĩa bay trên đỉnh Phú Sĩ. Chuyến này, anh đến cùng bạn bè, cắm trại và chụp ảnh từ công viên Oishi, hồ Kawaguchiko.
Cỏ kochia hay còn gọi cỏ đỏ, cỏ cháy, cỏ đổi màu được trồng nhiều trên khắp đất nước Nhật Bản, trong đó có công viên Oishi, dưới chân núi Phú Sĩ. Tại đây du khách có thể vừa ngắm sắc cỏ, vừa chụp được ngọn núi biểu tượng của nước Nhật.