Trại Bảo An Binh tiền thân là trại lính khố xanh nằm dưới sự quản lý của quân đội Pháp. Sau khi Nhật đảo chính Pháp,ấutíchmộtsựkiệnlịchsửtrọngđạibêncạnhNhàhátHồGươkết quả bóng đá anh ngoại hạng cơ sở này đổi tên thành trại Bảo An Binh Trung ương - lực lượng vũ trang đảm bảo an ninh nội địa.
Cổng trại Bảo An Binh là một trong những dấu tích hiếm hoi còn lại gắn liền với sự kiện lịch sử Cách mạng tháng 8 năm 1945, bên cạnh Quảng trường Cách mạng Tháng 8, nhà số 101 Trần Hưng Đạo nay là Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam…
Trại lính được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, theo nhiều tài liệu lịch sử ghi chép, nó được sáng tạo bởi kiến trúc sư người Pháp Henri Vildieu - từng thiết kế các công trình nổi tiếng khác như Phủ Toàn quyền, Phủ Thống sứ…
Trại lính nằm trên diện tích rộng, từng là đồn trú của hơn 1.000 lính song đến nay dấu tích chỉ còn lại một cánh cổng nhỏ, khiến nhiều người lầm tưởng rằng đây là cổng chùa cổ.
Trong những ngày Cách mạng tháng Tám bùng nổ, cổng trại Bảo An Binh đã trở thành chứng nhân cho một sự kiện quan trọng nhất của lịch sử hiện đại. Tại địa điểm này của 78 năm trước, dù Nhật đã đầu hàng song vẫn án binh bất động đợi đồng minh đến tiếp quản.
Lực lượng Bảo An Binh là mối đe dọa lớn nhất cho sự thành công của cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ngày 19/8. Những vị lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa khi ấy, dẫn đầu là ông Nguyễn Quyết (sau này là Đại tướng, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam), với sự hậu thuẫn của quần chúng nhân dân vừa thuyết phục vừa trấn áp lực lượng Bảo An Binh bằng sức mạnh tinh thần, khơi dậy lòng yêu nước, vận động họ ủng hộ và tham gia lực lượng vũ trang Cách mạng hoặc trở về quê.
Trong đó, đơn vị quân nhạc của Bảo An Binh đã bước sang hàng ngũ Cách mạng, tiền thân của Đoàn quân nhạc Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.
Theo thời gian, cổng trại Bảo An Binh bị xuống cấp nghiêm trọng. Tháng 4/2023, Bộ Công an và TP. Hà Nội đã tổ chức tham vấn ý kiến giới chuyên gia để tìm phương án tu bổ, tôn tạo lại dấu tích cách mạng.
Sau khi thống nhất phương án, hai đơn vị đã tiến hành trùng tu cổng trại Bảo An Binh, phục hồi gần nhất với hiện trạng cũ năm 1945.
Kiến trúc cổng tam quan được giữ nguyên trạng, cùng với dòng tên “Garde Indigène”. Trên cánh cổng vẫn treo biển “Nơi đây năm 1945 là trại Bảo An Binh. Ngày 19/8/1945, lực lượng Cách mạng đã tước vũ khí của địch và chiếm lĩnh vị trí này”.
Công trình được tôn tạo với kỹ thuật thủ công, sử dụng vật liệu truyền thống. Những người thợ lành nghề, giàu kinh nghiệm từ các làng nghề truyền thống của vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã được mời đến tham gia quá trình tu bổ.
Nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định: “Việc trùng tu cổng trại Bảo An Binh thể hiện tâm huyết, trách nhiệm bảo tồn những giá trị của lịch sử. Tuy công trình không lớn nhưng giá trị lịch sử rất cao. Tôi đánh giá đây sẽ là một điểm nhấn văn hóa rất đáng quý. Công trình còn có giá trị kết nối quá khứ, hiện tại với tương lai”.
Nằm cạnh Nhà hát Hồ Gươm hiện đại vừa khánh thành, cận kề những công trình văn hóa khác ngay khu vực trung tâm Thủ đô, cổng trại Bảo An Binh sau khi được trùng tu đã tạo nên quần thể văn hóa, di tích, kiến trúc giàu bản sắc quanh hồ Hoàn Kiếm, góp phần quảng bá văn hóa du lịch, tôn vinh ý thức giữ gìn, bảo vệ những giá trị văn hóa lịch sử.
Nghệ thuật khèn của người Mông trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaBộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.