- 6 năm học và 7 năm làm trong ngành Y rồi mới chuyển sang sáng tác,íquyếtdạyconthànhGSđạihọcchuyêngiaGooglecủanhàthơkết quả bóng đá ngoại hạng pháp suốt quãng thời gian dài ấy, ông đã “nuôi lửa” văn chương như thế nào? Có trải nghiệm nào trong quá trình làm việc đã trở thành đề tài cho thơ của ông sau này?
Học Y tốn thời gian. Sáng đi bệnh viện, chiều lên giảng đường, tôi không đọc được nhiều nhưng đọc kỹ và đều đặn tuần báo Văn nghệ và những cuốn sách ngẫu nhiên. Có ích nhất có lẽ là mấy tập giáo trình của khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp. Dạo ấy thư viện trường Tổng hợp đặt ở cổng vòm trường Y Dược (hồi đó Y - Dược chưa tách thành hai) tại số 19 phố Lê Thánh Tông - Hà Nội. Tôi đến thư viện học bài trường Y, học xong lại mượn thủ thư giáo trình Văn mà đọc.
Nhà thơ Vũ Quần Phương. |
- Thời đi học, nhà thơ mạnh về tư duy logic của các môn tự nhiên và cũng từng làm ngành y, công việc đòi hỏi sự tỉ mẩn và chính xác. Điều này có gì mâu thuẫn với con người thi sĩ có phần lãng mạn, bay bổng?
Lãng mạn là mơ mộng, là ước nguyện. Biết đến đâu thì mơ được, ước được đến đấy. Các cụ bảo là phải đại giác mới có đại mộng mà!
- Dược sĩ Đào Thị Hương vợ ông có vai trò như thế nào trong gia đình và nuôi dạy con cái?
Những việc cụ thể và cần thiết bà ấy làm cả. Tôi vu vơ giúp vui thôi. Không có (những thứ tôi làm) thì mọi người vẫn sống được, thí dụ như thơ ca!
- Các con của ông đều rất thành đạt. Con trai đầu là Giáo sư Vũ Hà Văn đang giảng dạy ở ĐH Yale (Mỹ); Con trai thứ hai là Vũ Thanh Điềm, từng là thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội, hiện là chuyên gia hãng Google. Nhà thơ rất chú trọng việc chọn thầy cô cho con?
Bây giờ tôi vẫn thấy đúng. Được theo học các thầy tận tụy và tài năng là yếu tố quan trọng nhất với học trò. Ngoài ra cũng còn nhờ chủ trương chính sách của ngành giáo dục. Hồi các con tôi đi học được hưởng lộc của một bộ trưởng tài năng và tâm huyết là cụ Tạ Quang Bửu. Cụ Tạ có nhiều sách lược hay lắm như cho công bố công khai điểm thi và căn cứ vào điểm thi mà chọn du học sinh. Cháu nào điểm cao được ưu tiên chọn môn và quốc gia đến học.
Không khí học hành sôi động, học sinh háo hức cố gắng. Chúng tôi được nuôi con ăn học với chi phí rất khiêm tốn. Muốn giỏi, phải chăm nhưng trò muốn chăm cũng cần nhiều yếu tố lắm! Đừng đòi hỏi quá nhiều ở các cháu!
- Từ thuở bé, ông đã chú trọng giáo dục, định hướng cho con cái. Nhưng có bao giờ ông trao đổi, trò chuyện về văn chương với các con?
Có chứ nhưng không nhiều đâu và chỉ khi chúng... chưa ngáp mà thôi!
- Hai người con trai của nhà thơ đều tài giỏi nhưng mỗi người đều có cá tính khác biệt. Ông bà áp dụng cách dạy con khác nhau thế nào?
Xem các con thích nghe gì mình nói. Không thì mình tìm cách khơi gợi vấn đề, đặt câu hỏi cho con trả lời. Tôi thấy người trẻ bây giờ biết nhiều thứ đáng biết hơn.
- Là một nhà thơ kiêm nhà phê bình văn học, ông đã bao giờ nhận được lời “phê bình” nào đáng nhớ từ độc giả hay đồng nghiệp?
Không nhận được nhiều nhưng tôi có nhớ và học được những điều thiết thực. Rất đáng quý! Ngay cả khi ý kiến chưa chính xác, tôi vẫn rút ra được điều có ích. Tôi có giữ lại những thư chê và định sẽ rút ra mà viết những mẩu chuyện nghề vui vẻ như giai thoại mà có ích cho người yêu thơ.
- Hoạt động phê bình, bình luận văn chương hay các vấn đề xã hội đang diễn ra sôi nổi trên không gian mạng. Là một nhà phê bình, ông có bao giờ quan tâm tới những cuộc thảo luận trên mạng xã hội?
Ý kiến trên mạng nên tham khảo nhưng phải thẩm định. Ý kiến sâu sắc chiếm tỷ lệ còn thấp. Tôi bây giờ lướt mạng chậm, không đọc được nhiều nên phải chọn lọc nội dung.
- Ông có đọc tác phẩm của các nhà thơ trẻ ngày nay? Ông đánh giá như thế nào về sự cách tân của thơ đương đại?
Có chứ. Tôi theo dõi mấy tác giả quãng tuổi 30, 40 như Nguyễn Thị Kim Nhung, Trang Thanh, Hoàng Xuân Tuyền… Các bạn trẻ sáng tạo có mạch, có nguồn, âm thầm và mới mẻ. Mới ở cảm xúc mạnh, ở lối tư duy truy đuổi, ngôn ngữ nén lại như mật ngữ. Đọc mệt nhưng có cái thích là họ bắt mình phải khám phá. Nữ trội hơn nam, cảm tính thôi! Hình như sự khiêm nhường làm cho họ sâu sắc
- Nhiều nhà văn, nhà thơ trăn trở về vị thế của nền văn học Việt Nam hiện nay. Ông có cảm thấy văn chương nước nhà đang chững lại hay tụt hậu so với thế giới?
Tôi chưa có được sự trăn trở ấy. Dăm năm gần đây tôi thấy cả thơ cả văn đều hay hơn đấy chứ và có nhiều hy vọng mở ra hơn xưa.
. |
Nhà thơ Vũ Quần Phương và nhà thơ Trần Đăng Khoa. |
- Ông đánh giá như thế nào về văn hóa đọc của người Việt hiện nay?
Tôi đọc những tác phẩm xung quanh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật 4.0 để hình dung tầm vóc của nó và thân phận mình. Về văn hoá đọc tôi thấy có một tầng lớp độc giả đọc khá sâu nhưng hình như họ kín tiếng.
- Bài thơ gần đây nhất ông sáng tác và nguồn cảm hứng từ đâu?
Trả lời vào một bài, đối với tôi hơi khó. Nhưng cũng được, tôi thử lấy bài này (bài thơ Liên quan? Không liên quan?). Cũng là việc mình thấy, là điều mình nghĩ. Nó cũng là sự lẩn thẩn của tuổi già, mây bay gió thổi, toàn nghĩ những thứ không ra tiền! Bây giờ cứ "nhức đầu mỏi gối tê tay/rối loạn tiêu hóa mua ngay Tân Bình" thì lại có cái mà ăn.
- Ông từng nói kỷ niệm đối với người lớn tuổi như một thứ tài sản cứ thế đầy lên theo thời gian. Có kỷ niệm nào đặc biệt khiến nhà thơ nhớ mãi?
Có chứ, không ít đâu. Nhưng không hiểu sao, đời tôi nhiều kỷ niệm buồn có lẽ do mồ côi bố sớm, nhà lại nghèo. Tôi có câu thơ tả khi về quê ở với bà nội (từ 6-9 tuổi): Bố mất, mẹ xa, bà túng thiếu/ Nghèo nhớ trống ếch đón Trung thu. Trưởng thành trong thiếu thốn cũng là một cách nạp năng lượng để dùng mai sau. Những nỗi ngậm ngùi tuổi nhỏ giúp tôi bây giờ có cái để làm thơ - mà có thơ cũng đỡ thèm nhiều thứ.
- Khi chiêm nghiệm lại cuộc đời mình, nhà thơ đúc rút ra được những kinh nghiệm sống nào? Có điều gì ông vẫn còn hối tiếc, trăn trở?
Tôi chỉ dám chọn cái đích phấn đấu thuộc về những điều mà bản thân quyết định được. Chẳng hạn như cố học cho giỏi và không hút thuốc lá, không nghiện rượu. Còn được lên lương, lên chức hay giành giải Nobel không tính đến nên không có gì hối tiếc.
- Ở tuổi 85, nhà thơ vẫn khỏe mạnh, minh mẫn nhưng cũng trải qua 2 lần bị đột quỵ. Hiện nay, ông duy trì thói quen nào để giữ gìn sức khỏe?
Buồn ngủ thì ngủ, không ăn no và phải vận động trong ngày, tránh trả lời phỏng vấn trừ cấp trên hỏi và nơi mình xin việc.
- Quãng thời gian tuổi già phải ở xa con cháu, có bao giờ vợ chồng ông cảm thấy cô đơn?
Cô đơn thì không vì con cháu nó biết cách hiện diện bên cạnh mình khi chúng vắng mặt bằng cách nào đó, có thể là nhờ công nghệ, nhưng nhớ thì có. Càng già càng nhớ con, cháu và buồn nữa!
- Các cháu của ông lớn lên ở nước Mỹ với rất nhiều khác biệt trong văn hóa, giáo dục. Liệu có sự đứt gãy, mất kết nối giữa các thế hệ không? Nhà thơ có sợ rằng những giá trị văn hóa, truyền thống trong gia đình bị mai một?
Tôi đã thấy chỗ đứt gãy, có tiếc nhưng không thành nỗi lo. Đứt phía này lại nối phía kia, thích ứng và tự điều chỉnh thôi. Về đại cục mình dễ sống hơn các cụ thời đồ đá là ưu thế nghiêng về mình rồi!
Liên quan? Không liên quan?
Lá chuyển trên đầu câyMây bay trên đầu núiKhông việc gì đến mìnhMà buồn gió thổiMà buồn mây bayHay có gì trong câyMà ta không biếtHay có gì xa biếcMà mình không hayHình như trong lá bayCó nỗi buồn mây nổiHình như trong gió thổiCó nỗi người chia tay
Vũ Quần Phương - 19/12/2023