Thông tin được Bộ trưởng Y tế chia sẻ tại Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Bệnh viện Nhi Trung ương và Hội nghị Nhi khoa năm 2024,ẩnbịvậnhànhcơsởBệnhviệnNhiTrungươngđượcđầutưgầntỷđồtrực tiếp bóng đá kèo nhà cái diễn ra ngày 11/7.
Cơ sở 2 Bệnh viện Nhi Trung ương được khởi công xây dựng từ tháng 2/2023, quy mô 300 giường bệnh nội trú, tổng mức đầu tư hơn 880 tỷ đồng. Cơ sở này cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, tiếp giáp Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 21A và tỉnh lộ 80 và 81; nằm ngay cạnh cơ sở 2 Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, dự kiến quý 3/2024, công trình sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng. Việc đầu tư xây mới cơ sở 2 Bệnh viện Nhi Trung ương được kỳ vọng sẽ mang đến giải pháp chăm sóc sức khỏe tối ưu cho trẻ em khu vực ngoại thành Hà Nội và các tỉnh thành lân cận, trong đó có vấn đề quá tải ở cơ sở 1 nội thành.
Bệnh viện Nhi Trung ương có tên gọi ban đầu là Viện Bảo vệ Sức khoẻ Trẻ em, quy mô chỉ 150 giường bệnh, đến nay con số tăng lên hơn 2.000 giường ở cơ sở 1. Năm 2023, bệnh viện tiếp nhận gần 1,2 triệu trẻ đến khám chữa bệnh ngoại trú, hơn 120.000 ca điều trị nội trú.
"Số liệu này giúp chúng tôi có được mô hình bệnh học phong phú, số liệu lưu trữ đầy đủ theo thời gian, các phương pháp khám chữa bệnh, thăm dò hiện đại, đội ngũ thầy thuốc giỏi, chuyên sâu", PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, chia sẻ.
Nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao giúp điều trị nhiều ca bệnh khó, phức tạp được bệnh viện ứng dụng gần đây như: đặt điện cực sâu bề mặt vỏ não trong phẫu thuật động kinh, ghép gan, ghép thận, ghép tế bào gốc, phẫu thuật tim mạch, gene trị liệu,…
Bộ trưởng Y tế thông tin về tiến độ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2Liên quan tiến độ xây dựng cơ sở 2 bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức, Bộ trưởng Y tế cho biết cơ quan này đang phối hợp Bộ Xây dựng đề xuất cơ chế giải quyết vướng mắc như điều chỉnh thời hạn hợp đồng, những vấn đề chưa phù hợp để đảm bảo cơ sở pháp lý.