Đây là năm thứ ba,êuthươngđongđầxếp hạng bóng đá fifa hành trình của “Tập sách yêu thương” đã đến tay con em công nhân lao động (CNLĐ) có hoàn cảnh khó khăn và con cán bộ, chiến sĩ vùng biên giới. “Của cho không bằng cách cho”, chính tình yêu thương đong đầy, niềm vui được san sẻ… đã làm tăng giá trị vật chất, giúp các em tự tin tiếp bước đến trường dù con đường phía trước còn lắm chông gai.
Bà Nguyễn Hoàng Bảo Trân (thứ 2, phải qua), Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh và bà Nguyễn Phạm Thanh Thủy, Phó Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Becamex IDC trao xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó tại xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng. Ảnh: T.THẢO
Quà trao tay
Điểm dừng chân đầu tiên của chương trình “Tập sách yêu thương” là trường Tiểu học Lai Uyên A, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng. Ngày từ sớm, các em học sinh tại địa phương đã tập trung đến đây để nhận quà. Trong đám đông náo nhiệt ấy, có hai em nhỏ khiến tôi chú ý. Các em ăn mặc cũng khá tươm tất nhưng trên gương mặt lại thể hiện một thoáng buồn. Thấy tôi có vẻ quan tâm, bà Hứa Thị Hậu, bà ngoại của hai em rươm rướm nước mắt kể: “Ba mẹ chúng bỏ nhau, một mình bà phải nuôi ba đứa cháu đang tuổi ăn học. Đứa lớn đã lớp 9, đứa kế tiếp 10 tuổi nhưng đi học trễ nên nay mới lớp 2, đứa nhỏ năm nay vô lớp 1...”. Do hoàn cảnh éo le, hàng ngày bà Hậu làm bánh đem ra chợ bán để nuôi các cháu ăn học. Song không phụ lòng của bà, hai cháu rất ngoan ngoãn, biết nghe lời.
Do tuổi cao, thu nhập không ổn định nên với bà Hậu, vào đầu mỗi năm học mới, chuyện sách vở, quần áo cho mấy đứa cháu luôn là nỗi lo lớn. Bà Hậu chia sẻ: “Cũng nhờ chính quyền địa phương quan tâm, tiếp sức nên tôi mới lo được cho mấy cháu. Hy vọng các cháu thấy được tấm chân tình đó mà cố gắng học để sau này có cuộc sống tốt hơn”. Rời xã Lai Uyên, hành trình “Tập sách yêu thương” tiếp tục đến với huyện Chơn Thành (tỉnh Bình Phước). Các em học sinh nơi đây đón đoàn với ánh mắt vui mừng chờ đợi được nhận quà. Em Nguyễn Kim Đăng Khoa, học sinh lớp 7, trường THCS Lê Văn Tám, chia sẻ: “Ba con mất vì tai nạn giao thông 4 năm rồi. Mẹ con đi làm công nhân để nuôi con và em ăn học. Nay được nhận quà, con mừng lắm. Con có tập, sách và tiền mua quần áo mới rồi”.
Bà Nguyễn Phạm Thanh Thủy, Phó Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Becamex IDC, cho biết đây là năm thứ 2 Công đoàn cơ sở Tổng công ty đồng hành với chương trình “Tập sách yêu thương” của Liên đoàn Lao động tỉnh. Chương trình đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của tổ chức công đoàn và Đoàn Thanh niên trong đơn vị. Kết quả, các đơn vị đã vận động đóng góp được trên 8.500 quyển tập trắng, 700 bộ sách giáo khoa, 11 xe đạp và lãnh đạo Tổng công ty cũng đã trích 120 triệu đồng ủng hộ chương trình. Chương trình “Tập sách yêu thương” đã dành trao tặng tập, sách giáo khoa và tiền mặt cho học sinh nghèo vượt khó của huyện Bàu Bàng (Bình Dương) và các huyện Chơn Thành, Bù Gia Mập và TX.Phước Long (Bình Phước).
Tiếp sức trẻ em đến trường
Bà Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, cho biết để tiếp sức cho con CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn đến trường, tổ chức công đoàn của tỉnh có hai chương trình lớn là học bổng “Chắp cánh ước mơ” và “Tập sách yêu thương”. Trong đó chương trình học bổng “Chắp cánh ước mơ” đã duy trì được hơn 20 năm. Riêng đối với chương trình “Tập sách yêu thương” là lần thứ ba được tổ chức và đã nhận được sự đóng góp lớn của công nhân viên chức lao động trong tỉnh.
Mục đích của chương trình “Tập sách yêu thương” là vận động, quyên góp nguồn sách giáo khoa đã qua sử dụng, vở và dụng cụ học tập, phương tiện đi lại của học sinh từ gia đình cán bộ, công nhân viên chức lao động, đơn vị, doanh nghiệp vào cuối năm học để tặng lại cho con em của những trường hợp gia đình còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, giúp giảm bớt một phần chi phí khi con em bước vào năm học mới. Chương trình đã thành công ngoài mong đợi khi được rất nhiều công nhân viên chức lao động ủng hộ. Không chỉ bó gọn trong địa bàn tỉnh, chương trình đã vươn xa đến với con CNLĐ của tỉnh Bình Phước và trẻ em nghèo vùng biên giới của tỉnh Bình Phước. “Mong rằng chương trình sẽ tiếp sức cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến trường, để con đường mà các em đi bớt gập ghềnh hơn”, bà Nguyễn Hoàng Bảo Trân chia sẻ.
THU THẢO