“Tôi tiếc cứ dắt tay con suốt những năm tháng cháu còn nhỏ. Giá để cháu tự quyết định,ệutrưởngtrườngĐHSưphạmTPHCMdạkết quả bóng đá anh 2 cháu sẽ tự tin và dễ thành công hơn trong cuộc sống” – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM chia sẻ câu chuyện của cá nhân ông với VietNamNet.
Thầy Nguyễn Kim Hồng có hai con - con trai đã trưởng thành đi làm, cô con gái thứ hai đang học đại học tại TP.HCM. Hai câu chuyện ông kể sau đây về con gái của ông được VietNamNet ghi lại.
Hiệu trưởng Nguyễn Kim Hồng (bên phải) và một người bạn |
Năm con gái học lớp 9, cuối năm học con nói với tôi "Con sẽ không tiếp tục học tiếng Pháp nữa". Câu nói của con lúc đó thực sự là cú sốc đối với vợ chồng tôi. Cả nhà tôi không ai biết tiếng Pháp. Nhưng vợ chồng tôi lại quyết định cho con gái học tiếng Pháp từ nhỏ.
Lý do cơ bản của việc cho cháu học Tiếng Pháp là bởi vì tôi yêu văn hóa và con người Pháp qua văn chương và những hiểu biết của tôi về đất nước này. Cũng còn một lý do nữa mà tôi chọn Tiếng Pháp cho con gái theo học vì khi đó không có trường dạy song ngữ từ lớp 1, hơn nữa ông ngoại cháu là một người học Tiếng Pháp và tốt nghiệp tú tài Tây nên tôi nghĩ cháu sẽ được ông giúp đỡ.
Cháu học trường song ngữ từ lớp 1. Tất nhiên việc học song ngữ khá vất vả, lại càng vất vả nếu như con trẻ không phải là người có năng khiếu ngoại ngữ. Để đảm bảo cho cháu theo kịp các bạn trong lớp, cũng giống như nhiều phụ huynh khác tôi cho cháu học thêm ở nhà cô giáo dạy Tiếng Pháp. Nói là học thêm, thực ra cũng là cho các cháu đến chơi các ngày thứ bảy, thậm chí là cả chủ nhật. Mặc dù, nhà chúng tôi cũng hay đi du lịch cùng nhau, nhưng quả thực, việc để cháu học cả thứ bảy và chủ nhật là điều không nên.
Khi nghe cháu nói không muốn đi học ở khu vực nói Tiếng Pháp (vì ông ngoại bảo lớn lên ông sẽ cho con đi du học ở Pháp) nên tôi sốc. Vợ tôi khóc ròng bảo 9 năm học chứ có ít đâu và dỗ dành cháu tiếp tục học Tiếng Pháp. Khi đó, chúng tôi nghĩ ra một giải pháp: đồng ý để cháu đi học thêm một ngôn ngữ nữa nếu cháu muốn với điều kiện cháu vẫn phải học hết chương trình song ngữ và lấy tú tài đôi (bằng Tú tài Pháp và bằng tốt nghiệp THPT). Kết quả là cháu đồng ý.
Nhưng việc học để lấy Tú tài Tây không đơn giản. Cháu bị điểm khá thấp môn Toán Pháp và rất bực mình với thầy dạy toán. Tôi hỏi lý do, cháu bảo thầy dạy không hiểu. Gặp gỡ thầy thì thầy bảo phải đến thầy học thêm. Tôi đã không đồng ý. Thà rằng con gái tôi không có Tú tài Tây, tôi cũng không vì một môn học của giáo viên Toán Pháp mà con tôi phải học thêm một buổi/ tuần.
Cuối cùng con tôi cũng đậu cả Tú tài Tây lẫn ta. Tôi không nhớ là con mình có cầm cái bằng Tú tài Tây về không và không biết giờ này cái bằng Tú tài Tây của con tôi còn ở trường cấp 3 cháu học không (dù nó là vật quí, chỉ khoảng 50% các cháu của 2 lớp song ngữ nơi cháu học có cái bằng Tú tài Tây thôi!).
Cũng lại nói thêm về cái Tú tài ta: con gái tôi thi tốt nghiệp THPT được 49 điểm là số ít học sinh của lớp đạt điểm như vậy (6 môn thi) nhưng chỉ được xếp loại trung bình (nghe lạ nhỉ, mà là chuyện có thật - thật 100% - xin không bàn luận về cách thức xếp loại này!) - cái bằng này thì phải giữ vì nó là kỷ niệm 12 năm đi học.
Thầy Nguyễn Kim Hồng trong một chuyến ra Trường Sa |
Giờ xin kể về cái chuyện cháu tự nguyện học một ngoại ngữ khác. Cháu quyết định học tiếng Anh. Tôi đưa cháu đến một trung tâm ngoại ngữ "có yếu tố nước ngoài" ở thành phố để học.
Nói có yếu tố nước ngoài, vì trung tâm ấy, giáo viên là người nước ngoài. Cháu đến test trước khi học. Thấy cháu bước vào, thầy giáo chỉ cái máy tính, cháu ngồi vào và làm bài, sau đó hỏi cái gì đó rồi cho cháu ra.
Người hướng dẫn bảo tôi "Chú có làm thủ tục cho cháu học không?", tôi trả lời có. Họ bảo chú đóng tiền, em vào học lớp 3, tuần sau bắt đầu. "Lớp 3 là lớp đầu tiên à?". "Không lớp 1 là lớp đầu tiên, sau đến lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5.1, lớp 5.2, lớp 6.1, lớp 6.2 và 7...". Tôi tròn mắt vì ngạc nhiên thì ít, vì nghi ngờ thì nhiều. Tôi bảo con tôi chưa bao giờ học tiếng Anh sao giờ lại bảo cháu học lớp 3. Cô phụ trách văn phòng trao đổi với thầy giáo, tôi nghe ông ấy nói "Who is the teacher here? You or me?". Thế là con tôi học lớp 3.
Mới học được khoảng 100 giờ, con về khoe, con được giải nhất của lớp về viết. Tôi hỏi con gái: "Họ bảo con viết gì?".
"Dạ, viết một đoạn văn khoảng 200 từ" - con đáp lời.
"Con viết về cái gì?" - tôi hỏi tiếp.
"Con viết về con ma. Con búp bê ma. Chắc con được giải vì con viết lạ. Năm trăm ngàn đồng bố ạ".
Trời! Lần đầu tiên tôi thấy con gái tôi cầm tiền mà vui!
Hết lớp 3, con gái học tiếp lớp 4. Một hôm con gái tôi bảo "bố ơi! Ở đây người ta cho các bạn thi lấy học bổng giao lưu của chính phủ Mỹ dành cho học sinh phổ thông trung học". "Con muốn thi à?". Ngập ngừng, con gái tôi trả lời "vâng". "Thì con thi đi".
Cháu thi. Tôi ngồi chờ. Vài hôm sau tôi được cháu nói cháu được học bổng. Tôi lại đến trung tâm, và vẫn nói một câu: Con nhà tôi mới học Tiếng Anh khoảng 150 giờ, làm gì mà Chính phủ Mỹ dư tiền đến thế. Hay các cô nhầm. Họ bảo, nhiều người vào thi. Chúng cháu không chấm, phía Hoa Kỳ họ chấm. Họ thì họ không nhầm.
Thế là tôi nhầm! Chúng tôi đã không cho cháu đi học vì vợ tôi lo lắng con gái tôi không thể sống với một gia đình lạ! Không biết có phải là sai lầm của chúng tôi.
Để bù lại, chúng tôi cho cháu đi chơi một tháng tại Hoa Kỳ theo chương trình vui hè. Khi về, cháu mua toàn sách là sách. Cháu mua thêm một cái vai li chỉ để đựng sách. Cháu bảo, con mua hơi nhiều, ra sân bay nếu quá cân thì nhờ các bạn mang giúp. Tôi lạ vì trong đó có cuốn "William Shakespeare The Comlete Works"! Lạ vì con tôi đã chăm chú đọc những cuốn sách văn học bằng Tiếng Anh.
Cháu học xong lớp 3, 4, 5.1 và 5.2. Thi IELTs được 6.0. Chỉ với khoảng 400 giờ học Tiếng Anh có IELT 6.0. Tôi kể chuyện này cho bạn bè, không ít người ngạc nhiên. Còn thầy dạy Tiếng Anh của tôi thì bảo: "Hãy tin trẻ con và cho chúng sự tự tin thì sẽ có tất cả".
Tôi tiếc là cứ dắt tay con từ suốt những năm tháng cháu còn nhỏ. Giá để cháu tự quyết định, thì cháu sẽ tự tin và dễ thành công hơn trong cuộc sống.
Lê Huyền (ghi)