Cuối tháng 9 vừa qua,ốcđềxuấtluậtchophépgiáoviênphạthọlịch bd hom nay Sở Giáo dục tỉnh Quảng Đông đã đệ trình lên Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân tỉnh Dự thảo luật “Quy định an toàn trường học”. Học sinh ở các trường tiểu học và trung học sử dụng vật cứng để ném người khác, tranh cãi, gây ồn ào, sao chép hay vi phạm các lỗi khác theo quy định an toàn trường học có thể nhận hình phạt là phê bình, hoặc các biện pháp cứng rắn hơn như phạt đứng, chạy bộ (chạy chậm)… Những hình phạt này được xem xét ở mức độ phù hợp với độ tuổi, sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh.
Trước đó, vào tháng 4, Sở Giáo dục tỉnh Quảng Đông đã công khai lấy ý kiến của người dân về Dự thảo luật “Quy định an toàn trong trường học” thông qua trang web của Sở Tư pháp. Có những hình phạt không liên quan đến giáo dục nhưng vẫn nhận được nhiều sự đồng thuận.
Vào thời điểm đó, một hiệu trưởng của ngôi trường ở Tứ Xuyên tin rằng, việc hợp pháp hóa các hình thức kỷ luật trong giáo dục và trao cho giáo viên quyền phạt học sinh sẽ giải quyết cơ bản vấn đề của những giáo viên gặp khó trong quản giáo học sinh.
Mặc dù Dự thảo nhận được sự hưởng ứng khá tích cực, nhưng vẫn gây ra tranh cãi về mức độ của hình phạt đối với học sinh. Những người làm trong ngành giáo dục cho rằng, đây là một “tín hiệu” tốt, giúp loại bỏ những lo lắng của giáo viên, phụ huynh cũng sẽ không có lý do để gây áp lực đối với nhà trường trong việc quản lý.
Tuy nhiên, một số người, trong đó có ông Chen Yizhu, ủy ban thường vụ đại hội nhân dân tỉnh Quảng Đông không tán thành việc phạt học sinh. Ông Chen cho rằng: “Hình phạt đứng trước cả lớp có thể để lại cái bóng ám ảnh đối với học sinh và có thể ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành. Cần phải đánh giá đầy đủ thiệt hại đối với tâm lý của học sinh khi bị phạt”.
Bên cạnh đó, một số người đề nghị thiết lập tiêu chuẩn cụ thể cho hình phạt chạy, để không trở thành lạm dụng về thể xác. Như vậy, thời gian phạt không nên quá dài, không phạt trong thời tiết xấu. Trong quá trình thực hiện, giáo viên phải nắm bắt đầy đủ tính cách, tâm lý của học sinh. Sau hình phạt, giáo viên cần trao đổi lại với học sinh. Nếu gặp phải trường hợp học sinh bị tai nạn trong quá trình thực hiện hình phạt, giáo viên nên được miễn trách nhiệm.
Đại diện Sở Giáo dục tỉnh Quảng Đông cho biết, dự thảo luật vẫn đang trong giai đoạn xem xét, trong đó, có thể sẽ thay đổi cho phù hợp và nhận được sự chấp thuận của người dân.
Khánh Hòa (Theo Sohu)
- Trong clip 23 phút được trích xuất từ camera do phụ huynh bí mật đặt trong lớp 2/11 Trường tiểu học Phan Chu Trinh (Q. Tân Phú, TP.HCM) rất nhiều học sinh bị cô giáo đánh, mắng nhiếc, khiến nhiều phụ huynh bức xúc.