Tai nạn ở cầu Phú Mỹ: Vì sao xe Volvo XC90 bẹp dúm nhưng tài xế vẫn sống sót?_kq strasbourg

Chiều qua,ạnởcầuPhúMỹVìsaoxeVolvoXCbẹpdúmnhưngtàixếvẫnsốngsókq strasbourg 8/8, vụ tai nạn giao thông liên hoàn xảy ra ở dốc cầu Phú Mỹ, hướng từ quận 7 đến Thủ Đức (TP.HCM) giữa 7 chiếc ô tô đã gây xôn xao trong cộng đồng người dùng xe về tình huống hi hữu, tài xế lái chiếc xe bị đâm nặng nhất vẫn sống sót thần kỳ. 

Đó là trường hợp của anh L.K.L (SN 1983, trú tại quận 4. TP.HCM), tài xế chiếc xe Volvo XC90 BKS: 51K-941.XX bị đâm dồn toa. Theo hình ảnh từ hiện trường, chiếc xe tải mất phanh khi xuống dốc cầu Phú Mỹ, đâm mạnh vào chiếc Volvo XC90 màu đen và các xe ô tô con khác rồi húc dồn toa vào đuôi xe đầu kéo phía trước. Chiếc SUV hạng sang bị "kẹp chả" ở giữa, bẹp rúm ró. Thông thường trong nhiều vụ tại nạn tương tự, người ngồi trong xe sẽ khó giữ được tính mạng khi bị "kẹp" trong một thân xe biến dạng nặng nề. 

Dù nhìn bên ngoài, chiếc Volvo XC90 như bị vò nát, nhưng bên trong, kết cấu khung xe vẫn giữ được khoảng không gian trống bảo vệ người lái xe. Nhờ đó, tài xế L.K.L chỉ bị thương nhẹ và được một thanh niên mặc áo đồng phục công nhân kịp thời cứu ra ngoài trước khi xe bắt lửa bốc cháy.

Trường hợp này cho thấy, chiếc xe SUV thương hiệu Thụy Điển đã thực sự "cứu sống" tài xế lần một nhờ một kết cấu bền chắc trước khi được người công nhân cứu sống lần hai. Đồng thời, sự việc cũng cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của hệ thống công nghệ an toàn bị động trên các mẫu ô tô hiện đại.

Khung xe vững chắc hấp thụ xung lực, bảo vệ không gian cabin và tính mạng lái xe

Hệ thống an toàn bị động trên ô tô là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc giảm thiểu chấn thương cho người ngồi trong xe khi xảy ra va chạm. Đây là các công nghệ và thiết kế được tích hợp vào cấu trúc xe nhằm bảo vệ người lái và hành khách trong những tình huống nguy hiểm.

cong nghe an toan bi dong.jpg
Hệ thống an toàn bị động giúp bảo vệ người ngồi trong xe trong tình huống va chạm xảy ra. Ảnh: SRS Automobi

Một trong những thành phần then chốt của hệ thống này là khung xe chịu lực. Khung xe được thiết kế để hấp thụ và phân tán lực tác động khi va chạm, bảo vệ không gian cabin và giảm nguy cơ chấn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, các vùng hấp thụ xung lực thường được đặt ở phía trước và sau xe, có chức năng biến dạng có kiểm soát để hấp thụ năng lượng từ vụ va chạm, từ đó giảm lực tác động lên cabin.

Trao đổi với phóng viên VietNamNet, thầy Thanh Liêm, giảng viên Khoa Kỹ thuật ô tô, Đại học Công nghiệp TPHCM, chia sẻ: "Khả năng hấp thụ và phân tán lực va chạm của khung xe là một trong những yếu tố then chốt giúp người ngồi trong xe an toàn sau những vụ va chạm nghiêm trọng. Sự chắc chắn của khung xe là điểm tựa quan trọng cho các công nghệ an toàn khác phát huy hiệu quả".

Túi khí cũng là một phần quan trọng của hệ thống an toàn bị động. Túi khí được trang bị ở nhiều vị trí trong xe và sẽ bung ra ngay khi tai nạn, tạo ra lớp đệm khí bảo vệ hành khách, giảm thiểu tác động của va chạm lên cơ thể.

Dây an toàn trên xe hơi hiện đại không chỉ giữ người ngồi cố định mà còn được tích hợp các tính năng như căng đai tự động và giới hạn lực, giúp giảm áp lực lên ngực và bụng, ngăn ngừa chấn thương nghiêm trọng.

Minh chứng từ vụ tai nạn: Bên ngoài bẹp dúm ró, bên trong vẫn giữ không gian an toàn

Vụ tai nạn trên cầu Phú Mỹ là minh chứng rõ ràng cho tầm quan trọng của các hệ thống an toàn bị động. Dù chiếc SUV Volvo XC90 bị biến dạng nặng nề, tài xế gần như "được sinh ra lần thứ 2" nhờ các công nghệ an toàn bị động được tích hợp trên xe.

cau truc khung xe volvo 1.jpg
Kết cấu khung xe Volvo XC90. Ảnh: Volvo

Thông thường, cấu trúc khung của các dòng xe hiện đại, đặc biệt là những mẫu xe hạng sang như Volvo XC90, được chế tạo từ các vật liệu siêu cứng như thép boron. Thép boron có khả năng chịu lực gấp 4 lần so với thép cường lực thông thường, và chỉ cần một tỷ lệ nhỏ hơn 1% boron trong thành phần cũng đủ để tăng độ cứng lên đáng kể.

tai nan cau PM.jpeg
Chiếc Volvo XC90 biến dạng, cháy trụi sau tai nạn. Ảnh: Hoàng Linh

Theo chia sẻ của anh Lê Thượng Tiến, chuyên gia trong lĩnh vực ô tô nhận định: "Thông thường, các mẫu xe sẽ thiết kế để chịu được lực va chạm ở phần hông, với điều kiện không bị kẹp giữa như chiếc Volvo XC90 trên cầu Phú Mỹ".

Tuy nhiên, chiếc XC90 vừa chịu lực tác động cực lớn từ cú đấm trực diện bởi xe tải mất phanh khi đổ dốc cầu và vừa bị dồn kẹp chả vào đuôi xe đầu kéo nhưng phần khung cabin vẫn tương đối nguyên vẹn dù đầu và đuôi xe bẹp dúm. Nhờ đó, xe vẫn giữ được khoảng không gian an toàn bên trong đủ để tài xế không bị chèn ép, nguy hiểm đến tính mạng.

Có thể thấy, phần cấu tạo khung thép ở đầu và đuôi xe đã làm tốt nhiệm vụ hấp thụ xung lực, phân tán năng lượng từ vụ va chạm. Phần khung cabin làm rất tốt nhiệm vụ giữ nguyên trạng kết cấu, không bị méo mó, biến dạng nhằm đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe.

Được biết, Volvo XC90 còn nổi bật với hệ thống túi khí đa điểm và hệ thống dây an toàn tiên tiến. Sự kết hợp giữa các công nghệ này tạo ra một hệ thống bảo vệ toàn diện, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ chấn thương khi xảy ra va chạm.

Không chỉ đạt được điểm tuyệt đối về công nghệ an toàn, mẫu SUV này còn được Hiệp hội Đánh giá xe hơi châu Âu (NCAP) và Viện Bảo hiểm an toàn đường cao tốc Mỹ (IIHS) đánh giá cao về khả năng bảo vệ người ngồi trong xe với xếp hạng chấm 5 sao cho tất cả các bài thử nghiệm an toàn xe.

XC90 đã được công nhận là một trong những chiếc xe an toàn nhất thế giới, với nhiều giải thưởng như Top Safety Pick+ 2023 từ IIHS. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu là một mẫu xe khác với vỏ mỏng hơn, kết cấu không vững chắc thì người lái xe sẽ khó thoát chết thần kỳ như vậy.

Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!