Ngày trước,úđánhđổinghiệtngãcủanữđạkqbd trưc tuyến khi nghe ông bà ngoại khoe con rể làm việc trong trường đại học bách khoa, các ông bà ở quê ai nấy ra chiều nể phục. Chị cũng tự hào về anh, dù anh chỉ là nhân viên phòng thí nghiệm của trường. Anh say mê nghề nghiệp, nhưng cái nghề của anh chẳng làm sao để kiếm thêm tiền. Khi con trai được năm tuổi, chị quyết định chuyển khỏi trường đại học, làm thuê cho một công ty dầu khí nước ngoài.
Ba bốn năm trôi qua, kinh tế gia đình khá giả thấy rõ từ sự năng động và khéo léo của chị. Nhưng những câu chuyện chung của vợ chồng cũng thưa dần, các cuộc cãi vã nhiều lên, anh lầm lì hơn sau mỗi lần cãi vã.
Tiền lương hằng tháng của anh, ngày trước chị trông đợi từng ngày, nay chị cười nhẹ hều: “chuyện vặt!”. Đã làm việc với các công ty nước ngoài lương vài ngàn đô một tháng, chị không thể hiểu nổi ông chồng lương tháng bốn triệu, mà chỉ biết đi về đúng một địa chỉ là phòng thí nghiệm của trường.
Những buổi chiều tan sở, đồng nghiệp xuống bãi xe, chị lần chần ở lại văn phòng vì sợ kẹt đường, sợ khói, sợ bụi, nhưng nhiều hơn cả là nỗi sợ mọi người nhìn thấy chị lầm lũi chạy xe về - dù có là tay ga thì cũng chỉ hai bánh chứ không phải là bốn bánh. Anh ở nhà sao mà vụng về, thô kệch, lại còn hay ý kiến này nọ góp ý cho quần áo của vợ, lúc ngắn quá em lúc sâu quá em… Chị mệt mỏi với công việc một, thì mệt mỏi với gia đình hai ba.
Bảy tám năm lấy chồng là bảy tám năm chị gồng mình để gánh việc nhà, học thêm, kiếm tiền… Đến lúc ngoảnh lại, chị thấy chồng không còn theo kịp mình nữa, anh vẫn yên ổn trong trường học, còn chị đã băng mình chạy qua cả quãng đường dài. Sức bật của chị, tốc độ của chị và cả những thành tích chị gặt hái được sau mỗi chặng đường đều được mọi người thừa nhận, thậm chí ngưỡng mộ. Là phó giám đốc chi nhánh tại Việt Nam, ở công ty, chị chỉ dưới một người sếp nước ngoài. Nhiều lúc, chị có cảm giác gia đình đã trở thành lực cản. Chị trẻ trung, tràn trề sức sống và say mê làm việc, chị thuận lợi trong mọi thương vụ, kiếm tiền dễ dàng… Nhiều em cấp dưới bảo rằng chị đang ở đỉnh cao, nhưng chị nghĩ mình có thể đi xa hơn nữa, đạt được nhiều hơn nữa.
Quyết định ly hôn đến như một điều tất yếu. Bất ngờ lớn nhất là Tuấn, đứa con trai tám tuổi, một mực không chịu theo mẹ. Nó đòi ở với bố, dù biết bố miệt mài trong phòng thí nghiệm, chỉ có bà nội ở nhà… Ngay cả vậy, chị cũng chấp nhận.
Ảnh minh họa. |
Người ta ly hôn buồn rũ rượi, chị ly hôn thì phơi phới như chim sổ lồng, nào mua xe hơi, ghi tên tập thể dục, mua sắm váy áo, thay một loạt đồ mới màu sắc tươi trẻ rực rỡ, đi spa thẩm mỹ, đi làm tóc… và đỉnh cao là chị sửa lại căn nhà, mới hơn, sang trọng hơn. Một lần bố chở Tuấn về thăm, thấy nhà mẹ đẹp quá, Tuấn thích vô cùng, chạy nhảy khắp nơi. Tưởng thằng bé sẽ ở lại luôn, nhưng khi bố đến đón, thằng bé vẫn chạy ra leo lên xe bố ngồi, còn bi bô “mai mốt bố sửa nhà cho Tuấn ở…”.
Cuộc đời chị bước sang một trang mới, tưởng mở ra bát ngát tự do, vậy mà không.
Đầu tiên là con, thằng bé không muốn về thăm mẹ nữa, mẹ đến trường nó cũng tránh mặt. Chị không hiểu tại sao, nhờ cô chủ nhiệm tìm hiểu mãi mới biết: bố nó buồn, bà nội trách bố nó không làm ra tiền nên mất vợ, bố nó nhậu xỉn, mấy lần về nhà không còn biết gì. Thằng bé nhạy cảm, liên tưởng cuộc sống giàu có và ngôi nhà rực rỡ sắc màu của mẹ với cuộc sống tối tăm buồn bã của bố con nó, nên muốn tránh mặt mẹ.
Tiếp theo đó là công việc. Chị vẫn giỏi giang, vẫn năng động, nhưng cả chi nhánh thì không phải ai cũng được vậy. Chuyện công ty mẹ quyết định thu hẹp thị trường, cắt giảm nhân lực… theo chị là “ngu hết chỗ nói”, nhưng vẫn diễn ra. Muốn ở lại công ty thì chấp nhận mức lương thấp hơn, vị trí thấp hơn. Mà chắc gì vài năm nữa công ty đã mở rộng hoạt động trở lại. Nguồn tài chính ở đâu tận nước ngoài, còn quyền lực thực sự thì ở đâu đó vòng vèo qua những chuyến bay và những cuộc điện thoại.
Vậy là chị bắt đầu một chặng đường tìm kiếm cơ hội nhảy việc. Ngày trước bao nhiêu người mời gọi chị vào các vị trí quản lý cấp cao, sao bây giờ tiếp xúc lại lòi ra muôn vàn yêu cầu trái khoáy. Nhiều hôm ngồi chuẩn bị hồ sơ, chị hậm hực nghĩ, cái lũ CEO bảnh bao và quyền lực, đối tác của chị, hóa ra lại là những kẻ hẹp hòi khủng khiếp. Nhưng rồi chị cũng hiểu ra, không ai muốn mời một người giỏi hơn mình về làm "bom nổ chậm" trong văn phòng, trong thời buổi mà lương và quyền lợi của nhóm quản lý đang bị đe dọa từng ngày bởi khó khăn kinh tế. Mấy cuộc phỏng vấn nữa thì chị nhạt phai ý định nhảy việc, may mà chị vẫn còn giữ chỗ làm. Công ty cũ, trong mắt nhân viên, chị vẫn từng là phó tổng. Thôi thì chấp nhận lùi một chút. Nhưng chị biết, như thế, tức là mình đã sang bên kia triền dốc, đã đi xuống một đoạn rồi.
37 tuổi, chị phát hiện một vết đau. Sinh thiết, bác sĩ bảo ung thư vú. Đòn của số phận giáng vào chị quá mạnh. Mất hơn ba tháng trời để làm quen với ý nghĩ mình bị ung thư. Sau những bài yoga, đi chùa, đi du lịch và cả nghe nhạc Trịnh để biết rằng “những hẹn hò từ nay khép lại…”, chị bắt đầu những đợt xạ trị, hóa trị. Chị sắm hai bộ tóc giả, một dài một ngắn. Hôm đầu tiên đội tóc giả lên đầu, chị còn nhắn cho cô bạn thân: “Tao rất hài lòng với kiểu tóc mới này…”. Nhưng cũng tối hôm ấy, gỡ bộ tóc ra khỏi đầu, chị ôm lấy chiếc gối, khóc dài trong cay đắng…
Giá biết mình đã “cán đích” trong những ngày còn chồng, còn con, còn gia đình nhỏ, chị đã không bao giờ chòi đạp để đến bây giờ còn lại một mình trong cõi nhân gian vắng lặng này.
Trên đường đua cuộc đời, hàng vạn người cùng chạy maratông. Năng lượng, cơ bắp, niềm vui không phải là những thứ sẽ còn với mình vĩnh viễn. Nếu thấy được đích đến rồi, thì khi cán mức, mỗi người đều sẽ biết giảm tốc độ dần, đi bộ hay thả lỏng… Việc gồng mình lên tiếp tục chạy, lúc ấy, chỉ là vô nghĩa mà thôi. Chị thấy mình như một vận động viên, hoặc không nhìn thấy đích, hoặc đã lao qua mà không biết, nên chạy dài cho đến lúc sức cùng lực kiệt. Chị gục xuống một mình, trong khi tất cả những bạn đồng hành đã dừng lại bảo toàn sức lực, thong dong phía xa…
(Theo PNTP)