Sức khỏe học đường lành mạnh thúc đẩy tinh thần học tập và làm việc tích cực_dự đoán số wap
Phát biểu tại lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước" do tạp chí Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức ngày 16/4,ứckhỏehọcđườnglànhmạnhthúcđẩytinhthầnhọctậpvàlàmviệctíchcựdự đoán số wap ông Lê Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, đánh giá đây là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
"Đây là một trong những nội dung khuyến học - khuyến tài, xây dựng xã hội học tập mà có trách nhiệm của mỗi công dân, gia đình, dòng họ, cộng đồng", ông Hùng nói.
Theo Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Chương trình Sức khỏe học đường của Chính phủ đề ra nhiều giải pháp, trong đó nhấn mạnh đến công tác truyền thông và vận động xã hội tham gia; Xây dựng chuyên mục thông tin chương trình phổ biến kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến tới các trường học và xã hội về chủ trương, chính sách hướng đến sức khỏe học đường; nâng cao sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, phát triển cho học sinh, sinh viên.
Ông Hùng đánh giá chuỗi tọa đàm và cuộc thi viết trên đây sẽ góp phần nâng cao nhận thức các cấp, các ngành, nhận thức của các trường học, thầy cô giáo, học sinh, sinh viên về xây dựng môi trường học tập an toàn. Cùng đó, nâng cao nhận thức cho mỗi gia đình, các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy tham gia tích cực hơn vào chương trình giáo dục học đường của Chính phủ với thông điệp "Trường học an toàn, học sinh khỏe mạnh".
"Làm được như vậy sẽ góp phần tích cực trong việc bồi dưỡng nhân lực tương lai, có đủ đức, trí, thể, mĩ, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước", Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam Lê Mạnh Hùng chia sẻ.
Chuỗi tọa đàm truyền hình Internet và cuộc thi viết được tổ chức mong muốn tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối các chuyên gia, nhà giáo, nhà báo, phụ huynh, học sinh, sinh viên và các doanh nghiệp có sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, đây là cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về sức khỏe học đường, kiến nghị, đề xuất giải pháp, góp một phần nhỏ thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường của Chính phủ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tương lai của đất nước.
Tại chương trình, các đại biểu cho hay sức khỏe học đường không chỉ là vấn đề của ngành giáo dục, đào tạo, dạy nghề, của một trường học cụ thể hay một cá nhân, mà là trách nhiệm của toàn xã hội, của các ngành, các cấp.
Sức khỏe học đường lành mạnh và khoa học là điều kiện quan trọng không chỉ giúp học sinh, sinh viên thể hiện tốt năng lực trong học tập và hoạt động thể chất, mà còn thúc đẩy tinh thần học tập và làm việc tích cực, tăng cường sự tự tin và phát triển tiềm năng của bản thân. Điều này không chỉ giúp học sinh, sinh viên trở thành những công dân khỏe mạnh về thể chất và tinh thần mà còn đủ lực đóng góp sức mình vào sự phát triển của đất nước trong tương lai.
Tuy nhiên, để đảm bảo môi trường học đường khoa học và lành mạnh, cần có một cơ sở hạ tầng vững chắc, chương trình giáo dục đa dạng và thú vị, cũng như các biện pháp hỗ trợ về dinh dưỡng, tâm lý và thể chất, điều kiện sinh hoạt, học tập, từ bữa ăn, nước uống hàng ngày. Bên cạnh đó, cần tạo ra một môi trường học đường an toàn về nhiều mặt để học sinh và sinh viên có thể phát triển toàn diện mà không phải lo lắng.
Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 do Chính phủ ban hành với mục tiêu duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh.