Các chuyên gia bảo mật đều có chung nhận định rằng,ấncônglừađảođangnhắmtrựctiếpvàongườidùngcácdịchvụtàichíbảng xếp hạng các câu lạc bộ ý vài năm trở lại đây, song hành với việc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, tấn công lừa đảo trực tuyến ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh mẽ, với nhiều hình thức tinh vi, gây hậu quả khó lường.
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, từ tháng 5/2019 đến nay đã xuất hiện nhiều chiến dịch tấn công lừa đảo nhằm vào các ngân hàng, tổ chức tài chính tại Việt Nam để thu thập thông tin cá nhân, thông tin giao dịch thanh toán của khách hàng.
Thống kê cho thấy, trong 10 tháng đầu năm nay, Bộ TT&TT đã phát hiện và ngăn chặn hơn 2.000 website vi phạm, trong đó có hơn 1.200 website lừa đảo, với đa phần là các trang lừa đảo, giả mạo các tổ chức tài chính, ngân hàng. Cũng trong 10 tháng đầu năm 2022, Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam đã tiếp nhận hơn 10.400 phản ánh lừa đảo; trung bình trên 1.000 phản ánh mỗi tháng.
Trao đổi tại hội thảo về chuyển đổi số ngành tài chính mới đây, chuyên gia Trần Minh Quảng, Giám đốc Trung tâm Phân tích và chia sẻ nguy cơ an ninh mạng, Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security) cho biết, trong lĩnh vực tài chính, thời gian gần đây, một trong những xu hướng tấn công mạng nổi bật là tấn công lừa đảo nhắm trực tiếp vào người dùng các dịch vụ tài chính.
Theo ghi nhận của Viettel Cyber Security, từ năm 2021 đến nay, đã có những vụ lừa đảo nhắm đến người dùng cá nhân nhưng thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng. Điều này cho thấy sự nguy hại của việc lừa đảo dựa trên dữ liệu lộ lọt là rất lớn.
Cho biết cách thức tấn công lừa đảo nhắm vào người dùng dịch vụ tài chính khá đơn giản, ông Trần Minh Quảng phân tích: Các dữ liệu cá nhân của người dùng cung cấp trên các dịch vụ tài chính online bị lộ lọt, chẳng hạn như thông tin về Căn cước công dân, thông tin về thẻ ngân hàng... đã bị hacker lợi dụng làm bàn đạp để thực hiện các tấn công lừa đảo người dùng, khiến họ có tâm lý chủ quan và dẫn đến bị thiệt hại số tiền lớn.
Ông Trần Minh Quảng cũng lưu ý về những nguy cơ tấn công mạng liên quan đến dữ liệu của các hệ thống, không phát sinh trực tiếp từ nền tảng hệ thống mà xuất phát từ những người dùng cuối. “Theo quan sát của chúng tôi, trong mạng lưới của tội phạm mạng, hàng ngày hàng giờ đều rao bán những dữ liệu bị lộ lọt trên toàn cầu. Đặc biệt trong đó có nhiều dữ liệu của các hệ thống tài chính, liên quan đến người dùng cuối tại Việt Nam bị rao bán”, ông Quảng thông tin thêm.
Đồng quan điểm, trong chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến “Thực trạng và giải pháp xử lý vấn nạn lừa đảo trực tuyến” được tạp chí An toàn thông tin tổ chức hồi giữa tháng 11, ông Lê Công Phú, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT nhấn mạnh rằng, con người vẫn là “mắt xích” yếu nhất của an toàn thông tin mạng.
Ông Lê Công Phú cũng cho hay, bên cạnh tấn công lừa đảo trực tuyến nhắm vào người dùng cá nhân, thời gian qua, không gian mạng Việt Nam cũng đã ghi nhận nhiều chiến dịch tấn công lừa đảo nhắm vào các tổ chức định chế tài chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng, nhắm tới nhiều người dùng và thậm chí là các doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ của các tổ chức tài chính, ngân hàng.
Các chuyên gia cho rằng, ngay trong việc thiết kế dịch vụ cũng như thiết kế quy trình vận hành của các dịch vụ trực tuyến, các cơ quan, tổ chức, nhà cung cấp dịch vụ cần đảm bảo cho sự an toàn của người dùng cá nhân khi truy cập.
Để nâng cao kỹ năng cho đội ngũ kỹ thuật, trong 2 năm gần đây, các ngân hàng, tổ chức tài chính đều tham gia chương trình diễn tập quy mô lớn về an toàn thông tin mạng. Dưới đây là hoạt động diễn tập của các đơn vị trong năm 2022: