Liên đoàn Các Hiệp hội Sinh sản Quốc tế (IFFS) cảnh báo mức sinh toàn cầu (số con của mỗi phụ nữ) đang giảm đáng kể. Theốgâysốkết quả croatia hôm nayo đó, 93% các quốc gia sẽ không có đủ trẻ em để thay thế số người tử vong vào năm 2100. Các nước này sẽ có quá ít người trẻ để làm việc, nộp thuế và chăm sóc người già.
Báo cáo được công bố trên tạp chí Human Reproduction Update chỉ rõ đến năm 2100, hầu hết mọi quốc gia sẽ có mức sinh xuống dưới mức thay thế là 2,1 con.
Tuy nhiên, ở các nước phát triển, mức sinh đã giảm xuống dưới mức 2,1 từ lâu. Ví dụ, Vương quốc Anh chưa từng có mức sinh trung bình trên 2,1 kể từ đầu những năm 1970. Mức trung bình thường là 1,87 trẻ trên một phụ nữ.
Giáo sư Bart Fauser, chuyên gia về y học sinh sản tại Đại học Utrecht (Hà Lan), cho biết cần phải làm nhiều hơn nữa để giúp mọi người tiếp cận các phương pháp điều trị sinh sản. "Quyết định lập gia đình là quyền của mỗi người. Nhưng việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sinh sản thường không phù hợp, khó tiếp cận và không công bằng. Điều đó cần phải thay đổi", ông nói.
Trong 50 năm qua, các chính sách y tế nhìn chung tập trung vào giảm tỷ lệ sinh ngoài ý muốn bằng cách thúc đẩy các biện pháp tránh thai, trong một số trường hợp, tăng cường hợp pháp hóa việc phá thai.
“Nhiều chính sách nhằm giảm mức tăng dân số vì lo ngại rằng số người quá đông sẽ dẫn đến tình trạng vệ sinh kém, dịch bệnh, nạn đói, chiến tranh, di cư ồ ạt, gia tăng bất bình đẳng và tổn hại môi trường dẫn đến ngày tận thế của con người”, các tác giả viết.
Họ cho rằng quan điểm trên đã góp phần làm chậm tốc độ tăng trưởng dân số ở nhiều nơi trên thế giới.
Dân số toàn cầu hiện được dự đoán sẽ đạt đỉnh 9,4 tỷ người vào năm 2064 trước khi sự suy giảm tổng thể bắt đầu. Nhiều quốc gia sẽ có mức giảm dân số hơn 50% từ năm 2017 đến năm 2100 (không tính tới người di cư). Những thay đổi về nhân khẩu học sẽ có các tác động xã hội sâu sắc.
Lý do khiến người dân có ít con hơn ở một số quốc gia rất phức tạp. Một số phụ nữ không sinh con vì muốn tận hưởng sự độc lập mà xã hội hiện đại mang lại. Những người khác chọn sinh con muộn hơn để tập trung vào sự nghiệp.
Vì khả năng sinh sản liên quan đến tuổi tác, điều này dễ dẫn đến việc một số phụ nữ không bao giờ có con hoặc sinh con ít hơn dự kiến ban đầu. Áp lực chi phí sinh hoạt gia tăng, đặc biệt là chi phí chăm sóc trẻ em, gây cản trở cho một số cặp vợ chồng.
Tỷ phú Elon Musk từng đề cập nhiều về nguy cơ thiếu dân số trên toàn thế giới. Năm 2017, ông nói rằng số lượng người trên Trái đất đang “lao dốc nhưng dường nhưng ít người quan tâm”. Năm 2021, ông cảnh báo nền văn minh sẽ “sụp đổ” nếu mọi người không sinh thêm con.
Vị tỷ phú người Mỹ gốc Nam Phi lấy sự suy giảm dân số Nhật Bản là bằng chứng cho mối lo ngại của mình, đồng thời tuyên bố rằng quốc gia này sẽ biến mất hoàn toàn nếu xu hướng đáng lo ngại đó tiếp tục.
Một số quốc gia đang thực hiện các biện pháp quyết liệt để khuyến khích công dân sinh thêm con. Estonia tặng cho các bậc cha mẹ 60 euro (1,6 triệu đồng) mỗi tháng để sinh một đứa con, 60 euro cho con thứ hai và 100 euro cho con thứ ba. Ngoài ra, các gia đình có 3 con sẽ nhận tiền thưởng 300 euro.