Quảng Ninh: Nông thôn chuyển đổi số_hạng 2 thụy sĩ

Cán bộ xã Đồng Tâm (huyện Bình Liêu) hướng dẫn người dân sử dụng điện thoại thông minh có cài đặt các ứng dụng số. Ảnh: Minh Hà.
Cán bộ xã Đồng Tâm (huyện Bình Liêu) hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng các ứng dụng số trên điện thoại thông minh. Ảnh: Minh Hà

Bám sát sự chỉ đạo của tỉnh về chuyển đổi số toàn diện, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm hỗ trợ, khuyến khích người dân làm quen với các dịch vụ tiện ích trên môi trường mạng. Trong đó đội ngũ cán bộ thôn, xã là nòng cốt hướng dẫn người dân làm quen với các phần mềm chuyển đổi số.

Ông Nông Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm (huyện Bình Liêu), cho biết: Nhờ phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ thôn, tổ công nghệ số cộng đồng, người dân đã biết sử dụng các tiện ích để thanh toán tiền điện, nước không dùng tiền mặt, cài đặt phần mềm VssID để khám chữa bệnh. Đặc biệt nhiều hộ dân đã biết dùng mạng xã hội để quảng bá những sản phẩm của địa phương để bán được nhiều hàng hóa hơn, thu nhập tăng đáng kể.

Nhằm đáp ứng công tác chuyển đổi số, huyện Tiên Yên đã nâng cấp hạ tầng Internet, phối hợp nhà mạng triển khai tại 11/11 xã, thị trấn; 100% người dân được phủ sóng mạng thông tin di động. Nhờ đó người dân ở xa khu vực trung tâm dễ dàng tiếp cận sử dụng mạng Internet, các ứng dụng số để liên lạc, học tập, phát triển sản xuất và giải trí.

ĐVTN trên địa bàn huyện Tiên Yên hướng dẫn người dân cài đặt cái ứng dụng số trên điện thoại thông minh.
ĐVTN huyện Tiên Yên hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng số trên điện thoại thông minh.

Chị Chìu Mãn Múi (xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên) chia sẻ: “Được tổ công nghệ số tại cộng đồng hướng sử dụng các tiện ích công nghệ, tôi thấy rất hiệu quả. Mọi thông tin được cập nhật nhanh chóng, người dân nắm bắt kịp thời lịch họp thôn thông qua nhóm zalo; học sinh có điều kiện học tập tốt hơn...".

Thông qua các mạng xã hội, du lịch ngày một phát triển, điển hình là du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm ở vùng cao. Anh Trần Văn Mạ, quản lý ở Khu du lịch sinh thái thác Khe San (xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên) chia sẻ: "Từ khi lập fanpage để quảng bá, phát triển du lịch sinh thái, lượng khách đến Khu du lịch của tôi ngày càng nhiều. Điều đó không chỉ giúp nâng cao thu nhập, mà còn quảng bá về hình ảnh, con người, những sản phẩm đặc trưng của địa phương đến gần hơn với du khách”.

Chuyển đổi số ở nông thôn còn được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. Các HTX, doanh nghiệp đều ứng dụng KHCN, vận dụng tối ưu các khâu sản xuất nhờ đẩy mạnh chuyển đối số. Điển hình như ở Khu phức hợp sản xuất giống công nghệ cao tại xã Tân Lập (huyện Ðầm Hà), công nghệ số đã giúp quản lý quá trình sinh trưởng con tôm, đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Theo đó, có hệ thống máy tính theo dõi tổng hợp, ghi nhận số liệu từ các khu sản xuất tảo, hệ thống lọc nước, cho tôm ăn tự động, phòng xét nghiệm... đạt chuẩn quốc tế. Từng mẻ tôm giống xuất bán đều được mã hóa, phục vụ nhu cầu của khách hàng nếu cần truy xuất nguồn gốc, chủng loại, kiểm tra thông tin chất lượng...

Nhiều đơn vị, HTX và hộ dân TX Đông Triều ứng dụng công nghệ IoT (Internet vạn vật), thiết bị cảm ứng nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng... để tự động hóa việc chăm sóc cây trồng, giảm những bất lợi từ thời tiết, sâu bệnh, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển ổn định...

Người dân xã Dực Yên (huyện Đầm Hà) đẩy mạnh quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội.
Người dân xã Dực Yên (huyện Đầm Hà) quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội.

Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng NTM đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.

 Theo Vân Anh(Báo Quảng Ninh)