Câu chuyện thật mà như đùa này chính là số phận trớ trêu của tôi. Người vợ hơn 20 năm mòn mỏi đợi chồng về,ợtìmbồchochồngđểđuổichồngrakhỏinhàxemketquabongda rồi lại muốn anh ta biến mất ngay tức khắc.
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ viết lên mục Tâm sự của một tờ báo, thế mà hôm nay, tôi ngồi đây, cố đánh máy ra những thứ này, với mong muốn mình nhẹ lòng hơn. Hoàn cảnh sống hiện tại khiến tôi cảm giác mình có thể hóa điên ngay lập tức.
Hơn 20 năm trước, tôi là một cô gái có nhan sắc, thậm chí nhiều người còn bảo tôi thuộc hàng hoa khôi trong trường thời bấy giờ. Xinh đẹp, gia đình lại khá giả, nên tôi không thiếu những người săn đón. Trong đó có người con trai tên Tùng. Anh học cùng khóa với tôi, cũng đẹp trai và học rất giỏi. Không lâu sau đó, chúng tôi trở thành một cặp, nhiều lời chúc phúc nhưng cũng không ít kẻ nuối tiếc.
Mối tình đẹp thanh mai, trúc mã ấy là những chuỗi ngày lãng mạn, những bức thư tràn đầy yêu thương… Không lâu sau chúng tôi nên duyên vợ chồng.
Chung sống được vài năm, anh được cơ quan cử đi học. Lần này đi sẽ là 2 năm dài đằng đẵng. Khi nhận được quyết định, anh chần chừ không dám nói với tôi, anh ngập ngừng: “Hay là anh ở lại, em đang bầu bí, chăm con nhỏ thế này, anh lo lắm. Không có anh ở bên, em sẽ xoay xở thế nào?”.
Nhìn vào đôi mắt anh, tôi thấu hiểu được nỗi khát khao có công việc, sự nghiệp tốt hơn là suốt 5 năm trời chỉ dậm chân tại chỗ, và cơ hội này không phải ai cũng có được. Hơn nữa, chỉ 2 năm thôi mà, 2 năm sẽ trôi qua rất nhanh, tôi bận con cái tới bù đầu cũng chẳng còn thời gian mà nghĩ tới. Vậy là tôi nén nỗi buồn, động viên anh: “Anh đừng lo, đã có ông bà, anh chỉ đi 2 năm thôi mà. Khi anh về, công việc tốt hơn, mẹ con em cũng sống sung sướng hơn”.
Vợ chồng tôi chia tay trong nước mắt. Sau ngày anh đi, là những chuỗi ngày tôi phải một mình chống đỡ với cuộc sống, lo toan cho đứa con nhỏ và chờ từng ngày chào đón đứa con thứ 2 sắp chào đời.
Kinh tế khó khăn, tôi bắt đầu tập tành kinh doanh. Tôi nhờ ông bà ngoại chăm hai con và bươn chải kiếm sống. Điều tôi không ngờ nhất chính là tôi của ngày nào – cô nữ sinh chỉ thích văn thơ bay bổng, nấu cơm cũng vụng về giờ đây lại là một bà mẹ chăm con khéo, kinh doanh tháo vát. Công việc ngày càng tiến triển, cuộc sống của mẹ con tôi cũng ngày càng khá hơn. Chỉ có một nỗi buồn là thiếu vắng anh.
Ảnh minh họa. |
Lại nói về chồng tôi, ở bên nước Nga xa xôi, tôi hiểu, anh cũng đang vất vả với cuộc sống riêng nơi xứ người. Anh hiền lành, chỉ biết nghiên cứu, nên thỉnh thoảng, tôi vẫn phải gửi tiền sang để anh trang trải thêm chi tiêu. Hồi đó, internet và điện thoại chưa phát triển như bây giờ, nên chúng tôi thường biên thư cho nhau. Khỏi phải nói tôi đã vui mừng thế nào khi nhận được lá thư đầu tiên của anh kể về cuộc sống xa xứ. Tôi thương anh, muốn anh vững tâm để lo hoàn thành việc học, nên viết tới hàng chục trang thư kể chuyện nhà, chuyện vợ, chuyện bố mẹ cho anh vơi bớt nỗi nhớ thương.
Hết 2 năm, anh không về mà quyết định học lên tiến sỹ. Tôi đồng ý. Mấy năm sau, anh lại về qua nhà, anh bảo tôi công ty rất tốt bên Nga nhận anh vào làm, anh muốn làm ở đây một vài năm, học hỏi chút kinh nghiệm mới về. Tôi dù nhớ chồng nhưng gần chục năm đã qua, cũng đã quá quen với cuộc sống thiếu vắng anh, nên cũng ngậm ngùi chấp nhận.
Trong lòng tôi có chút hoang mang: “Hình như anh không màng tới gia đình, vợ con của mình. Nói đi là đi, ở là ở, chẳng hề đắn đo người ở nhà hàng ngày trông ngóng?”. Tôi chỉ nghĩ trong lòng như vậy, nhưng chỉ tới năm 1993, khi tôi tình cờ gặp một người bạn của anh, cùng đợt đi học năm ấy nói, tôi mới hay biết: Sự thật anh không hề học lên tiến sỹ. Anh đã có bồ, mà không, họ chung sống công khai như vợ chồng đã nhiều năm rồi. Cô gái đó người Việt, cũng sang Nga học. Tôi choáng váng, đầu óc quay cuồng trước sự thật tàn nhẫn đó.
Tôi gọi điện sang nói mình đã biết chuyện, tuy vậy tôi tha thứ cho anh, mong anh về nước, hàn gắn gia đình, song anh từ chối và công khai thừa nhận đang sống với một người đàn bà khác. Lần sau, tôi lại gọi điện mong anh ly dị, anh cũng không đồng ý, anh vẫn muốn chúng tôi là một gia đình, dù là trên danh nghĩa. Tôi cũng đành buông xuôi, bởi dù sao, ly dị hay không thì gần chục năm qua anh cũng chẳng còn chung sống với mẹ con tôi nữa. Tôi cũng không muốn con mình không cha.
Chúng tôi gần như không liên lạc với nhau, một vài lần anh thiếu tiền trang trải cuộc sống, anh nhờ con bảo tôi gửi qua cho anh một ít. Chỉ thế thôi.
20 năm trôi qua, bất ngờ đầu năm 2014, anh thông báo về nước. Thì ra, cô bồ xinh xắn kia của anh đã quyết định hồi hương trở về với gia đình. Việc này khiến anh mất chỗ nương thân và đành trở lại quê hương.
Ngày anh về nước, tôi không có cảm xúc gì ngoài sự căm ghét, uất hận. Trên danh nghĩa, chúng tôi vẫn là vợ chồng nên anh đường hoàng vào nhà tôi ở. Chỉ đến khi già rồi, đến khi không còn gì bấu víu, anh ta mới quay về với vợ con. Tôi không nhìn nổi mặt người chồng mình, tôi và các con không ăn cơm cùng chồng. Chúng tôi ngủ riêng phòng và anh như cái bóng đi lại trong căn nhà của ba mẹ con tôi.
Đã nhiều lần, tôi nhủ lòng mình hay là tha thứ, nhưng tôi tha thứ làm sao được khi 20 năm qua anh ta đã công khai sống với người đàn bà khác trước mắt tôi tôi. Thậm chí, tôi vẫn còn nghĩ anh ta trong sạch, tôi đã thương anh ta biết bao nhiêu khi phải vất vả lo toan cho cuộc sống, khi không có vợ con bên cạnh.
Không còn cách nào khác đẩy anh ta ra khỏi nhà, tôi đành nghĩ tới mọi kế sách. Tôi chọn một phương án mình cho rằng hay nhất để khiến anh ta điềm nhiên ra đi, chỉ có thể chọn cho anh ta… một cô bồ nhí. Một người phụ nữ nào đó có nhà cửa, nhưng thiếu một người đàn ông ở bên, chắc sẽ "dung nạp" người đàn ông này.
Tôi hy vọng, nhờ một sự tình cờ có sắp đặt nào đó của tôi, anh ta sẽ sớm tìm được ý trung nhân cho riêng mình. Như một lần anh ta đã từng rời bỏ vợ con sống với người tình suốt nhiều năm qua, thì lần này, tôi tin, chẳng có lý gì anh ta không hành động như vậy.
Còn tôi, có thể người khác nghĩ tôi mưu mô, tôi ác, nhưng tôi chỉ làm những việc để tìm lại cho bản thân mình sự thanh thản sau cuộc hôn nhân chẳng mấy tốt đẹp.
Thật trớ trêu, tại sao người làm tôi đau nhất lại là người tôi đã từng yêu nhất!
(Theo Dân Việt)