Cho 100 tỷ đồng cũng không tham gia quảng cáo
- Suốt mấy năm qua nhắc đến Trần Đăng Khoa nhiều người lại nhớ tới quảng cáo thuốc trị tiểu đêm. Một nhà thơ nổi tiếng đóng quảng cáo,ầnĐăngKhoaChotỷđồngcũngkhôngquảngcáothuốctrịtiểuđêurawa reds – gamba osaka cát-xê tốt không, xin ông bật mí?
- Tôi không đóng quảng cáo. Tôi sử dụng thấy cái gì tốt thì nói lại thôi.
- Nhưng những lời nói của ông cùng hình ảnh của ông lại được sử dụng để quảng cáo, tràn lan khắp YouTube?
- Tôi không lấy một xu nào của ai hết. Nếu quảng cáo tôi phải lấy tiền chứ? Một số nhà văn đều dùng thuốc trị tiểu đêm này, không phải riêng tôi. Tôi dùng cũng do được giới thiệu thôi. Tôi bị nhiều bệnh trong đó có bệnh tiểu đêm. Tôi không bao giờ làm quảng cáo cho ai, cho sản phẩm nào cả.
- Sao ông không kiện những người sử dụng lời nói và hình ảnh của ông như một video quảng cáo?
- Bây giờ linh tinh lắm. Chẳng hạn trong thơ ca, người ta cứ bảo bài “Nói với bạn già” là của tôi. Nhưng có phải của tôi đâu? Thoạt đầu, tôi không phản ứng vì tôi cứ tưởng ai đó trùng tên với tôi, thiếu gì người có tên Trần Đăng Khoa?
Nhưng đến khi người ta in kèm ảnh của tôi, tôi mới tá hỏa. Đến lúc này đành lên tiếng: “Đó không phải bài của tôi. Bài này vần điệu lủng củng, câu cú thì lởm khởm, ý lại không mới, dựa vào lời ông Chu Dung Cơ. Nhưng lời của Chu Dung Cơ hay hơn hẳn cái bài vè đó.
- Ông là nhà thơ gần gũi với độc giả nên hiệu ứng từ lời khen, tiếng chê của ông rất cao. Ông nghĩ gì qua về việc người ta dùng hình ảnh, lời nói của ông để quảng cáo thuốc trị tiểu đêm mấy năm qua?
- Bây giờ tôi cũng phải rút kinh nghiệm. Tôi sẽ không để người ta quay phim mình nữa. Hồi trước tôi hồn nhiên thôi, muốn nói cho bạn bè và mọi người biết thuốc tốt để uống. Tôi quan niệm quảng cáo là thế này, anh phải lấy tiền của người ta, diễn theo kịch bản của người ta, thậm chí chưa sử dụng đã khen tốt… Nhưng tôi không phải thế, tôi bị bệnh và trải nghiệm thuốc cơ mà!
Tôi còn viết “Thuốc ở quanh ta” để nói về loại thuốc tốt cho bệnh tật mà tôi đã có dùng thu được hiệu quả tích cực. Tôi bị tất cả căn bệnh của một lão già sắp chết. Cô hiểu không?
"Tôi bị bệnh và trải nghiệm thuốc cơ mà", Trần Đăng Khoa phản bác một bộ phận dư luận cho rằng ông tham gia quảng cáo thuốc. |
- Nếu một nhãn hàng nào đó mời ông quảng cáo giúp họ, ông có làm không?
- Không, không bao giờ. Có cho tôi 100 tỷ đồng, tôi cũng không làm. Vì tôi không phải người làm quảng cáo. Người ta biết tôi vì chuyện khác, không phải lĩnh vực quảng cáo. Lĩnh vực tôi thạo là văn chương.
- Ông nổi tiếng như thế bán hình ảnh cũng là một “nghề” mang lại thu nhập tốt!
- Không bao giờ. Tôi có đói đâu mà phải đi bán hình ảnh? Nếu tôi dùng cái gì thấy tốt tôi sẽ viết hẳn bài báo cho mọi người tham khảo. Tôi lấy tôi làm “chuột bạch” thể nghiệm, nếu được sẽ báo cho mọi người.
- Ngoài bị sử dụng lời nói, hình ảnh quảng cáo cho thuốc trị tiểu đêm, ông còn bị lợi dụng hình ảnh, tên tuổi cho sản phẩm nào khác không?
- Người ta dùng thơ tôi, bài Hạt gạo làng ta để quảng cáo cho gạo. Nhưng ông bạn tôi phát hiện ra nên ông ấy âm thầm mạo danh tôi nhắn tin đề nghị cửa hàng gạo đó phải trả gạo cho Trần Đăng Khoa. Từ đó, mỗi tháng họ gửi đến 5 kg gạo. Tá hoả! (Cười). Tôi mới bảo: Tôi lấy 5 kg gạo làm gì? Lấy thơ tôi để quảng cáo gạo thì cũng tốt thôi, chả sao cả. Cứ việc dùng thôi.
Bị lừa liên miên khi mua sắm trên mạng
- Rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tham gia quảng cáo sản phẩm. Có người còn xem đây như “nghề tay trái”. Ông nghĩ sao về chuyện này?
- Tôi không biết thực hư thế nào. Vì tôi không phải họ. Với lại biết đâu họ cũng ở hoàn cảnh như tôi thì sao? Nếu họ tham gia quảng cáo mà sản phẩm đã được kiểm định chất lượng thì theo tôi cũng không sao cả. Nhưng tôi chỉ sợ sản phẩm không chất lượng. Như tôi đây này, tôi bị lừa nhiều lắm.
Mua bán trên mạng là tôi bị lừa liên miên. Và hôm rồi tôi lại tiếp tục bị lừa. Ví dụ, tôi mua một cái sạc nhanh cho điện thoại di động Iphone. Nó quảng cáo rất hay nhưng chất lượng rất… láo. Tuy nhiên, bên cạnh đó tôi cũng mua được cái đèn điện sử dụng pin mặt trời, bây giờ tôi để cái đèn ấy ở nhà tôi. Lúc nào tôi mời cô về nhà tôi, ở quê cơ, để mà xem. Tôi mua trên mạng chỉ có 1,5 triệu đồng thôi. Tốt lắm.
- Nói tiếp về chuyện ông bị lừa đi. Ông có thói quen mua quần áo trên mạng không?
- Không, tôi không mua được. Tôi là người ngoài hành tinh, không có bộ nào mặc vừa cả. Tôi phải tự cắt may.
- Theo kinh nghiệm của ông có nên tin quảng cáo trên mạng không?
- Không nên tin. Ví dụ như cái sạc pin tôi đã mua ấy. Láo lắm!
Nhà thơ Trần Đăng Khoa "thạo" văn chương nhưng lại hay bị lừa khi mua sắm trên mạng. |
(Theo Tiền Phong)
Sao Việt quảng cáo sai sự thật ngày càng tinh vi: Xử lý thế nào?Hành vi quảng cáo sai sự thật của nghệ sĩ Việt có thể vi phạm nhiều luật, trong đó có Bộ luật Hình sự, đồng thời phụ sự tin tưởng, tình cảm của công chúng dành cho họ.