Ngày 5/1,ượngkhấuthuhútvớicổvậtthậtáobàotriệucúcphượngvàngròkq.nét VietNamNet thăm phim trường "Phượng khấu" ở làng cổ Phước Lộc Thọ (Long An) - nơi thực hiện 80% cảnh quay của phim. Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh cho biết các công trình ở cố đô Huế hiện tại không đáp ứng được yêu cầu của kịch bản, cũng như những khó khăn khác. Vì vậy, ekip chọn quay tại làng cổ ở Long An, đồng thời quay bổ sung quay ngoại và đại cảnh tại các di tích ở Huế.
Tại phim trường, các căn nhà trống được cải tạo lại, kết hợp với công nghệ để tái hiện kiến trúc của khu điện Càn Thành, cung Khôn Thái, khu Lục viện... Vì làng cổ Phước Lộc Thọ ở Long An nên vật dụng được khảm xà cừ rất nhiều - mang đặc trưng của vật dụng trong nhà phú hào Nam Bộ chứ nội thất cung đình Huế không sử dụng kỹ thuật khảm này. Ekip đã mất công sức ứng dụng công nghệ để che những chi tiết này, sao cho đảm bảo yêu cầu về phục dựng trong phim mà không gây ảnh hưởng đến các căn nhà gỗ ở đây.
Các diễn viên sẽ tập diễn trên phông xanh rồi hoàn thiện bối cảnh bằng chỉnh sửa hậu kỳ. Đây là cách làm tiệm cận với điện ảnh thế giới nói chung và phim cổ trang châu Á nói riêng.
Một bối cảnh hoàn chỉnh được ekip "Phượng khấu" nhá hàng. Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh cho biết: "Khán giả đừng quá kỳ vọng vào việc Phượng Khấu sẽ hoành tráng giống Như Ý truyện hay Diên hi công lược nhưng tôi tin hồn Việt trong Phượng Khấu sẽ rất rõ nét".
Khu vực được cải tạo để quay cảnh nhà lao hoàng cung.
Đáng lưu ý, ekip "Phượng khấu" sử dụng tấm sắc phong là hiện vật thật có từ năm Minh Mạng thứ 2 (1821) làm đạo cụ.
Nhiều đạo cụ được phỏng dựng gần giống nhất với hiện vật đang trưng bày tại các bảo tàng lịch sử. Trong ảnh là long ấn đặt trên nghiên mực đỏ tại bàn làm việc của vua thời Nguyễn.
Các chiếc bình lớn nhỏ phục vụ cho các cảnh quay trong phim, phần lớn có xuất xứ từ làng gốm Bát Tràng. Một số bình, lư hương... là pháp lam Huế, được tráng men tinh xảo.
Không chỉ đạo cụ, kho phục trang gây ấn tượng không kém với 400 bộ được chia theo thứ tự: trang phục cho hoàng thất, các quan/nữ quan, thái giám, thị vệ, binh lính... Tại đây, tổ phục trang gồm các nghệ nhân và nhân viên túc trực suốt quá trình quay để ekip luôn chủ động khâu trang phục.
Trong ảnh là áo Nhật Bình thêu phượng (trái) và phượng bào (phải). Họa tiết rồng, phượng đều được thêu tay 100% nên mất rất nhiều thời gian, công sức lẫn tiền bạc. Vì vậy, không khó hiểu khi mỗi trang phục đều có giá thành rất cao, được tiết lộ có thể lên đến 80 triệu đồng/bộ. Đạo diễn cho biết, chính khâu trang phục đã góp phần đội kinh phí phim lên rất cao.
Chiếc áo Nhật Bình màu đen thêu phượng uy nghi, quyền lực được cho là hoàng hậu sử dụng khi hoàng đế Thiệu Trị (Thành Lộc đóng) băng hà. Nhà sản xuất phim cho biết, các bộ long bào, phụng bào, áo Nhật Bình thêu loan, phượng... được chế tác gần giống nhất với hiện vật đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế. Đặc biệt, chiếc cúc phượng (phượng khấu) - vật dụng đóng vai trò linh hồn của kịch bản, làm bằng vàng ròng nguyên chất.
Các chiếc mũ được xếp đầy gian giữa kho đạo cụ. Tùy vào mũ khảm vàng hay bạc, hình dáng, thiết kế... để các quan có phẩm cấp khác nhau sử dụng.
Hai chiếc mũ quan trọng nhất gồm mũ Cửu long Thông thiên và mũ Cửu phượng quan được chế tác tinh xảo, nghiễm nhiên là mũ đội của vua và hoàng hậu.
Nghệ sĩ Hồng Đào tiếp đón báo giới với vẻ mặt tươi tỉnh, đầy năng lượng. Cô vừa trở về Việt Nam từ Mỹ sau thời gian nghỉ ngơi dài. Năm 2019, Hồng Đào đã xuất hiện phủ kín cả năm trong các tác phẩm màn ảnh nhỏ. Đây là lần đầu tiên sau 20 năm, Hồng Đào tái hợp NSƯT Thành Lộc và NSND Hồng Vân. Đạo diễn tiết lộ, dàn diễn viên gạo cội tạo nên "phản ứng hóa học" rất kinh khủng, nhiều người diễn xong liền đòi diễn lại vì muốn trưng trổ tối đa năng lực diễn xuất. "Họ rất yêu quý nhau nhưng cũng cạnh tranh nghệ thuật rất văn minh", Huỳnh Tuấn Anh nói.
Bài & ảnh: Gia Bảo
Dự án 'Phượng khấu' trì hoãn vì sức khỏe Hồng Đào
Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh cho biết việc dời lịch phát hành liên tục vì nghệ sĩ Hồng Đào đang nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe ở Mỹ.