Thời đó,ếtxaquêcủathầygiáotrênchiếntrườsoi kèo maroc Campuchia vừa được giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Polpot. Trong quá trình giúp bạn xây dựng đất nước, ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Khmer là cầu nối quan trọng để giao tiếp.
Tôi lúc đó 23 tuổi, là giáo viên Khoa tiếng Việt của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, được điều động sang dạy tiếng Việt ở Trường ĐH Ngoại ngữ Phnompenh.
Đoàn chuyên gia đại học chúng tôi được sắp xếp ở trong một tòa biệt thự cũ thuộc Khu chuyên gia Việt Nam ở chợ Bâng Kinh Koong.
Hàng ngày, xe đến đón đoàn chúng tôi tới trường đi dạy vào buổi sáng. Buổi chiều, từng tốp xe con lại đến đón chúng tôi đi dạy tiếng Việt tại văn phòng của các bộ.
Đoàn chúng tôi là đoàn chuyên gia đại học, gồm trưởng đoàn, phó đoàn, một phiên dịch, một lái xe và 12 giáo viên khoa tiếng Việt, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Giai đoạn 1983 – 1984 chỉ có 20 giáo viên, nhưng sau đó đã tăng lên hàng trăm giáo viên dạy ở nhiều trường.
Tôi còn nhớ, thời đó chúng tôi đi ăn ở bếp tập thể của đoàn chuyên gia, cách nhà khoảng gần 1 cây số. Cấp dưỡng cũng đều từ Hà Nội, thuộc ngành thương nghiệp được cử sang.
Buổi sáng, chúng tôi được ăn một bát cơm nhỏ chan nước mắm chiên tỏi ớt. Bát cơm được cấp dưỡng dùng cái đũa cả, gạt một đường thẳng băng.
Nhà ở không có nước, chúng tôi phải xách, gánh nước về vệ sinh cá nhân. (Ảnh chụp năm 1982).
Năm 1983, tôi dạy tiếng Việt ở ĐH Y Dược Nha khoa Phnompenh
Tính đến những ngày gần Tết, chúng tôi đã sang Campuchia được hơn nửa năm. Tết đó, trưởng đoàn là chú Phan Hoàng Mạnh về Hà Nội ăn Tết, còn chúng tôi ở lại vì vẫn phải tiếp tục công việc giảng dạy sau mấy ngày nghỉ.
Chú Phan Hoàng Mạnh là Vụ trưởng Vụ Trung học của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp thời bấy giờ, được cử sang làm chuyên gia giúp nước bạn xây dựng nền giáo dục đại học non trẻ.
Những ngày Tết, chúng tôi cũng được ăn tươm tất hơn, có bánh tét ở TP.HCM chuyển sang. Khoảng những ngày 27, 28 Tết, chúng tôi còn đi đến nhà kho của Đoàn chuyên gia Thanh niên để lĩnh trà, thuốc, kẹo, rượu Tết do Tổng đoàn phân phối.
Lần đầu tiên ăn Tết xa, chúng tôi đều muốn về nhà nhưng không thể. Những lá thư cũng phải mất mấy tuần mới được gửi tới. Trước Tết, tôi cũng đã kịp viết thư chúc Tết gửi cho mẹ và em gái ở quê nhà.
Càng cận kề ngày Tết, tôi càng nhớ da diết những cái Tết quê, được mẹ giao đi lấy thịt lợn được hợp tác xã chia phần trên sân kho đội sản xuất, hay buổi tối đi chờ lấy mật mía về cho mẹ nấu chè. Rồi Tết đến, lũ trẻ con lại rủ nhau đi đánh đáo.
Đoàn giáo viên Tiếng Việt của Khoa tiếng Việt, ĐH Tổng hợp Hà Nội chụp với Bộ trưởng Bộ Đại học Việt Nam - GS Nguyễn Đình Tứ, nhân dịp ông sang thăm Campuchia vào mùa xuân năm 1984. Tôi (đứng hàng sau cùng, thứ 3, phải sang); chú Phan Hoàng Mạnh, Trưởng đoàn (đứng bên phải); Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ (đứng giữa).
Đêm 30 Tết, sau khi đi liên hoan ở nhà ăn về, tôi lên phòng anh Tân, anh Tùng ở tầng 2. Ba anh em chúng tôi ngồi xuống uống rượu, nhớ nhà bèn rủ nhau đem cái bảng nội quy của đoàn chuyên gia đại học do trưởng đoàn soạn ra, cùng nhau chuyển thể thành bài hát chế theo điệu dân ca Ví giặm.
Sau này, tôi có dịp ghi lại bài hát được cải biên từ bảng nội quy năm nào
Ba anh em làm đến lúc gần Giao thừa thì xong. Tôi hát, anh Tân thu vào băng cối. Về bản nội quy này, tôi vẫn nhớ, ngay buổi tối đầu tiên chúng tôi mới đặt chân đến Phnompenh, nhóm chúng tôi đã được triệu tập họp đoàn để nghe Trưởng đoàn phổ biến.
Vài ba tháng lại có một đợt bổ sung giáo viên mới để đáp ứng yêu cầu. Mỗi lần có đoàn mới sang, dù chỉ 3 người, ngay lập tức buổi tối sẽ có họp đoàn phổ biến nội quy cho những người mới đến. Chúng tôi nhớ những chuyện này đến thuộc làu.
Hai tấm ảnh cách nhau 27 năm.
Đêm đó, sau khi chuyển thể bảng nội quy thành lời hát, chúng tôi chợt nghe thấy tiếng khóc, tiếng cười ầm ĩ ở tầng một. Chúng tôi vội chạy xuống thì thấy 3 cô giáo cùng khoa, cùng đoàn.
Ba cô đều ở độ tuổi như tôi, chỉ 23, 24 tuổi. Lần đầu tiên xa nhà, đêm 30 Tết, cả ba nhớ nhà, tủi thân, bèn vác rượu ra uống.
Kết quả, ba cô say rượu, người thì khóc, người thì cười trông thật thương. Đó là một đêm 30 Tết khó quên của những tháng năm tuổi trẻ đi làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia.
Mỗi tuổi mỗi khác, sau này, tôi qua Nhật Bản học tập rồi giảng dạy, tôi cũng trải qua 3 cái Tết Việt bên đất nước Nhật Bản. Có những năm, tôi vẫn đi dạy bình thường vào mùng 1 Tết, vì người Nhật chỉ ăn Tết Tây. Tuy nhiên, khi ở Nhật, Sứ quán, Hội sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản cũng thường tổ chức ăn Tết Việt rất đầm ấm và ý nghĩa, khiến chúng tôi vơi bớt đi nỗi nhớ nhà.
Còn năm nay, tôi công tác ở Hàn Quốc một năm, vừa kết thúc nhiệm kỳ công tác. Sau một tháng chờ đợi, tôi may mắn được lọt vào danh sách về nước bằng máy bay 'giải cứu'. Đây là chuyến bay 'giải cứu' cuối cùng trước Tết.
Tôi hết hạn cách ly vào đúng Giao thừa năm nay. Thật may mắn vì cuối cùng, sau nhiều cái Tết xa quê, năm nay tôi có thể trở về Hà Nội, đón cái Tết tại quê nhà.
PGS.TS Nguyễn Thiện Nam
PGS.TS Nguyễn Thiện Nam đã giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trong khoảng 40 năm, bắt đầu từ cuối năm 1980 tại Khoa Tiếng Việt, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, sau đó là Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội. Ông đã có hơn 7 năm dạy tiếng Việt ở Campuchia trong những năm 80 thế kỷ trước và sau đó có nhiều năm giảng dạy ở Nhật Bản, Hàn Quốc và trao đổi khoa học ở nhiều quốc gia khác. Hiện ông là GS thỉnh giảng tại trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc. |
Nồi bánh Tét ngày Tết của GS Việt kiều ở Mỹ
Hôm nay con trai tôi hỏi: Ba ơi, có thể gửi cho con vài chiếc bánh tét cùng dưa món từ Việt Nam để con ăn Tết không? Tôi chạnh lòng và chợt nhớ hơn 15 năm qua, Tết năm nào tôi cũng cùng con gói một nồi bánh tét.