Thiếu hụt giáo viên đúng chuyên môn
TheộtrưởngPhùngXuânNhạKhôngcoigiáodụcnghệthuậtchỉnhưrauthơthứ hạng của union berlino thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện nay, chỉ riêng cấp THCS, số lượng giáo viên Âm nhạc và giáo viên Mỹ thuật cơ bản là đủ, bởi cấp học này mỗi môn đều có giáo viên thuộc chuyên ngành của môn đó giảng dạy.
Còn số lượng giáo viên chuyên biệt môn âm nhạc và môn mỹ thuật cấp tiểu học hiện nay đang thiếu cục bộ.
Đối với cấp tiểu học, nếu mỗi trường có 1 giáo viên Âm nhạc và 1 giáo viên Mỹ thuật thì hiện nay còn thiếu 2.199 giáo viên Âm nhạc và 2.093 giáo viên Mỹ thuật. Những trường tiểu học thiếu giáo viên Âm nhạc hoặc Mỹ thuật thì giáo viên ở trường đó sẽ phải dạy luôn các môn này.
Riêng với cấp THPT, khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, 2 môn này sẽ được đưa vào là môn tự chọn, trong khi đó hơn 2.800 trường THPT trên cả nước hiện chưa hề có giáo viên giảng dạy cả hai môn học này (bởi nội dung chương trình hiện hành chưa có các môn học nghệ thuật).
Cần thay đổi tư duy coi giáo dục nghệ thuật là phụ, chỉ như "rau thơm" thêm nếm. Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Chưa kể, theo Bộ GD-ĐT, dù thực tế Âm nhạc và Mỹ thuật là các môn học bắt buộc đối với cấp tiểu học nhưng chưa có văn bản nào quy định phải là giáo viên có bằng cấp chuyên ngành sư phạm âm nhạc và mỹ thuật mới được dạy. Do đó, hiện còn một số địa phương vì hạn chế về chỉ tiêu biên chế nên không tuyển giáo viên đúng chuyên môn mà chỉ tuyển giáo viên tiểu học dạy tất cả các môn.
“Điều này dẫn tới thực tế năng lực nghệ thuật của giáo viên dạy nghệ thuật ở các trường rất không đồng đều, nhất là đối với các giáo viên tiểu học không học chuyên ngành sư phạm âm nhạc hay mỹ thuật. Do không có hoặc năng khiếu nghệ thuật hạn chế, thời lượng học tập môn nghệ thuật ở trường sư phạm ít ỏi và chỉ học về phương pháp dạy học âm nhạc/mỹ thuật, không học về chuyên môn nên các giáo viên tiểu học nói chung khi dạy 2 môn này gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn khả năng thể hiện, thực hành, biểu diễn, sáng tạo tác phẩm nghệ thuật; khả năng tổ chức hoạt động âm nhạc và mỹ thuật, khả năng sử dụng nhạc cụ, khả năng khơi gợi cảm xúc nghệ thuật cho học sinh. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018”, báo cáo của Bộ GD-ĐT nêu.
Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất để dạy các môn nghệ thuật cũng đang thiếu thốn. Hiện nay các trường tiểu học và THCS công lập hầu như chưa có phòng học bộ môn dành riêng cho môn âm nhạc và môn mỹ thuật. Do đó giáo viên dạy các môn này (đặc biệt là môn âm nhạc) rất khó khăn trong tổ chức hoạt động dạy học .
Không coi giáo dục nghệ thuật là phụ, chỉ như “rau thơm”
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ thực tế:
“Trong giáo dục, có nhiều môn ít được chú trọng vì giáo viên dành nhiều công sức vào giảng dạy cho Toán, Văn, Anh. Nhưng những môn quan trọng để phát triển toàn diện con người thì chúng ta bỏ quên. Trong bối cảnh hình thành khung phẩm chất năng lực con người thì bậc tiểu học và THCS là thời gian vàng để mỗi người hình thành nhân cách. Tác động của môi trường trong đó có tác động về cái đẹp, nghệ thuật có ảnh hưởng đến nhân sinh quan của mỗi đứa trẻ và làm cho con người nhân văn hơn".
Để thay đổi, Bộ trưởng cho rằng, người quản lý phải đi trước một bước, từ nhận thức đến cơ chế chính sách và hoạt động triển khai. Bởi nhận thức về giáo dục nghệ thuật chưa hợp lý dẫn đến cơ chế chính sách chưa đầy đủ, thậm chí là nút thắt cản trở.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ tại hội thảo Nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật trong các trường học. Ảnh: Xuân Phú. |
Nêu dẫn chứng về “hiện tượng Khá BảnH” thời gian qua được nhiều người trẻ “thần tượng”, ông Nhạ cho rằng đó là một biểu hiện lệch lạc về nhận thức rất đáng lo ngại mà nếu giới trẻ được giáo dục, trang bị tốt hơn về cảm thụ văn hóa, nghệ thuật hướng tới chân - thiện - mỹ thì sẽ không như vậy.
Theo ông Nha, nếu chỉ hiểu nghệ thuật đơn giản là mỹ thuật và âm nhạc thì chưa đủ. “Nghệ thuật là rất đa dạng chứ không phải học hết phổ thông là hết. Cảm nhận tốt về cái đẹp giúp cho con người ứng xử đẹp hơn giữa các mối quan hệ, tạo môi trường nuôi dưỡng, khích lệ những điều tốt đẹp. Mối quan hệ và văn hóa ứng xử giữa thầy cô với học trò, giữa học trò với nhau chắc chắn sẽ tốt hơn", ông Nhạ nói.
Tuy nhiên, trong thực tế, theo ông Nhạ, đâu đó vẫn coi giáo dục nghệ thuật như là “rau thơm”, chỉ là phụ, là thêm nếm.
“Thậm chí một số trường chỉ làm cho có, dẫn đến việc nhiều tài năng về nghệ thuật bị thui chột khi bị áp lực thi cử, học hành đè lên khiến năng khiếu không “có đất” để nảy sinh. Do đó những nhà quản lý giáo dục nên có những nhìn nhận đúng thì mới có ứng xử đối với các thầy cô dạy các môn nghệ thuật đúng mức.
Qua thực tiễn tôi đi khảo sát, thấy vị thế của các giáo viên dạy nghệ thuật trong trường phổ thông xem ra như môn phụ. Thậm chí có một số trường còn giao thêm các việc khác nữa, dẫn đến các thầy cô không chuyên tâm được hoặc sau một thời gian chuyên môn chính lại kém hơn mà lại đi phục vụ những hoạt động khác như trải nghiệm sáng tạo, dẫn chương trình,…”, ông Nhạ nói.
Ông Nhạ cũng cho rằng cần chấm dứt tình trạng đối xử với môn nghệ thuật như môn phụ, thậm chí giao cho các thầy cô dạy nghệ thuật nhiều công việc khác không liên quan khiến các thầy cô không chuyên tâm với nghề nghiệp của mình.
Theo ông Nhạ, muốn có đội ngũ giáo viên tốt thì các cơ sở đào tạo và chương trình phải tốt. Chương trình đào tạo phải thống nhất, theo chuẩn chứ không phải mỗi nơi mỗi kiểu như hiện nay. “Chương trình đào tạo cũng hạn chế tính hàn lâm. Đối với giáo viên dạy tiểu học và THCS thì tính hàn lâm không cần quá cao mà cần chú trọng đến năng khiếu và sức bật”, ông Nhạ nói.
Ông Nhạ cũng cho rằng chương trình học hiện nay ở các trường phổ thông cũng quá nặng về lý thuyết, giáo viên dạy những cái “cao siêu” khiến học sinh không hào hứng và khó hiểu. Thầy cô không quan tâm đến tâm lý lứa tuổi, không cho học sinh thực hành, cảm thụ… Những điều này cần được khắc phục trong thời gian tới.
Thanh Hùng
Sự ấm ức của giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật
Điều mà giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật mong chờ ở Chương trình Giáo dục phổ thông mới là các hướng dẫn đánh giá, xếp loại học trò sẽ như thế nào?