Nguyễn Tùng Sơn hiện là sinh viên năm 4,ưphạmgâysốtvìđẹptraitừngđượctuyểnthẳngvàođạihọtrận koln ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Chàng trai quê Thanh Chương (Nghệ An) vừa đăng quang Á vương 1 tại cuộc thi Sinh viên thanh lịch năm 2024 do Học viện Phụ nữ Việt nam và Đoàn Khối các cơ quan Trung ương phối hợp tổ chức.
Cuộc thi này nhằm tìm kiếm những sinh viên đại diện cho vẻ đẹp toàn diện về trí tuệ, tài năng, ngoại hình và truyền cảm hứng cho mọi người.
Xuyên suốt các vòng thi, Sơn đã thể hiện nhiều tài năng như hát dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh, diễn xướng hầu đồng... Thông qua đó, nam sinh mong muốn lan tỏa những giá trị văn hóa nghệ thuật tới nhiều người hơn.
Giành ngôi vị Á vương, Tùng Sơn bất ngờ và hạnh phúc. Nam sinh cho biết mình không phải là người đẹp nhất trong cuộc thi, cũng không phải người giỏi nhất. “Điều khiến em nổi bật có lẽ là sự nhiệt huyết của tuổi trẻ”, Sơn nói.
Đến với cuộc thi, Sơn mang theo câu chuyện của bản thân cùng hành trình đấu tranh “được sống là chính mình”. Sơn cho biết trước đây, mình từng có giai đoạn mắc căn bệnh trầm cảm. Đó là quãng thời gian vô cùng khó khăn mà đến giờ, Sơn vẫn “rùng mình” khi nhớ lại.
“Khi ấy, em phải chật vật trong những cảm xúc hỗn độn của bản thân. Em rất dễ buồn bã, tủi thân và khóc, thậm chí còn tự cắn móng tay, cắn môi đến chảy máu hay đóng cửa tự nói chuyện một mình. Giai đoạn đó kéo dài suốt hai năm”, Sơn nói.
Dù yêu thích môn Văn, nam sinh lại cảm thấy “áp lực” khi thấy mọi người có định kiến “con trai lại học Văn” hay “học Văn sau này chỉ viết lách chứ không làm được gì to lớn”.
May mắn, đến khi theo học tại Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân, Sơn được thầy cô ủng hộ phát triển và động viên hãy là chính mình. Điều đó tiếp thêm động lực cho Sơn vững bước theo đuổi ước mơ.
Nhờ vậy, năm lớp 12, Sơn giành giải Ba kỳ thi học sinh giỏi Ngữ văn của tỉnh Nghệ An và giải Khuyến khích ở môn Lịch sử. Điều này cũng giúp Tùng Sơn được tuyển thẳng vào ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Cũng kể từ ấy, Sơn dần tự tin hơn, thoát khỏi “cái kén” bảo vệ và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động tập thể.
Được truyền cảm hứng từ bố vốn là giáo viên tiểu học, từ bé, Sơn cũng ước mơ được đứng trên bục giảng. “Với em, nghề dạy học vô cùng cao quý, bởi mỗi ngày qua đi, mình lại được gieo mầm xanh, truyền kiến thức tới học trò”, Sơn nói.
Để “thỏa” niềm đam mê dạy học, Sơn tự mở một lớp dạy Văn mang thương hiệu cá nhân nhằm lan tỏa niềm yêu thích văn chương đến học sinh. Lớp học này Sơn chủ yếu dạy online, qua 4 năm cũng có học sinh đạt thủ khoa đầu vào đại học.
Học tập tại trường Sư phạm, Sơn cho biết bản thân đã “lột xác” rất nhiều. “Thầy cô Sư phạm rất nghiêm khắc, nhưng cũng nhờ vậy đã khiến em thêm trưởng thành và có thái độ học tập nghiêm túc, chỉn chu hơn”.
Để nắm vững bài học, Sơn thường áp dụng cách hệ thống kiến thức thông qua sơ đồ tư duy, từ đó có cái nhìn tổng quát và dễ dàng phân tích vấn đề. Là một sinh viên khoa Văn, Sơn cũng phải tự đọc và nghiên cứu thêm sách báo, tài liệu để làm dày thêm vốn hiểu biết.
“Thời gian rảnh, em thường tìm đến các thư viện lớn để tra cứu học liệu. Việc học văn ở bậc đại học rất khác so với thời cấp 3. Chúng em phải đào sâu về ngôn ngữ, tâm lý học, Hán Nôm... Sự phong phú của văn chương cũng giúp em thêm hoàn thiện bản thân”.
Từng giảng dạy Sơn tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, PGS.TS Đặng Thu Thủy, giảng viên khoa Ngữ văn, ấn tượng với học trò vì sự chăm chỉ, nghiêm túc và rất khiêm tốn. Chứng kiến Sơn tự tin trên sân khấu, cô Thủy bất ngờ vì học trò bộc lộ nhiều tố chất, sở trường và“rất sáng”.
“Dẫu vậy, khi Sơn được nhiều người biết tới, tôi vừa động viên, vừa nhắc nhở Sơn hãy bình tĩnh đón nhận tin vui, nhưng cũng không nên vì thế sao nhãng nhiệm vụ chính của mình, hãy coi đó là động lực để mình trưởng thành hơn”, cô Thúy nói.
Hiện tại, ngoài việc học, Sơn cũng thử sức ở một số lĩnh vực như MC, làm người mẫu, diễn giả... Tuy nhiên nam sinh cho biết, việc mình tham gia vào các hoạt động nghệ thuật chỉ với mục đích trải nghiệm.
“Em vẫn muốn tập trung vào chuyên môn và trở thành một thầy giáo dạy Văn. Hình ảnh em hướng tới là thế hệ giáo viên mới - một thầy giáo “gen Z” chuẩn mực, năng động và sáng tạo”, Sơn nói.
Nam sinh Đường lên đỉnh Olympia trở thành tiến sĩ hàng không tại PhápTừ một sinh viên đến kỹ sư và nay là tiến sĩ hàng không, Minh Nhật luôn ấp ủ giấc mơ được đóng góp vào sự phát triển của nền công nghiệp hàng không vũ trụ tại Việt Nam.