Cách Bình Định đưa các sản phẩm OCOP ‘bay xa’_dự đoán thái lan

Đang tham gia chương trình TechFest 2023 tại Quảng Nam,áchBìnhĐịnhđưacácsảnphẩdự đoán thái lan ông Đinh Tuấn Vũ - Giám đốc Marketing công ty Vita (xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) cho rằng, các sản phẩm về nông sản khô của đơn vị đến hiện tại chủ yếu bán trên internet.

Công ty được phía Sở NN&PTNN tỉnh Bình Định tổ chức nhiều buổi tập huấn bán hàng qua mạng, giới thiệu trên các sàn thương mại điện tử.

Ông Đinh Tuấn Vũ - Giám đốc Marketing công ty Vita

“Mỗi tháng, doanh thu của chúng tôi bán qua các hệ thống website, fanpage Facebook, shoppe, tiktok shop và các sàn thương mại điện tử khoảng 100 triệu đồng. Con số này chiếm trên 70% doanh thu bán lẻ”, ông Vũ nói.

Ông Vũ thông tin, khách hàng của công ty tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quy Nhơn… Cùng với việc áp dụng bán hàng qua kênh online, công ty cũng bắt đầu đưa vào sử dụng các phần mềm quản lý đơn hàn, xây dựng chăm sóc khách hàng qua tin nhắn, Zalo, Facebook…

Doanh nghiệp hưởng ứng mạnh

Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNN tỉnh Bình Định Hồ Đắc Chương, đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 217 sản phẩm được UBND tỉnh đánh giá, xếp hạng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó có 6 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 34 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 177 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao…

“Chương trình OCOP đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các chủ thể là các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất; sản phẩm tham gia chương trình không ngừng được hoàn thiện, nâng cấp và có nhiều chuyển biến rõ rệt về chất lượng cũng như mẫu mã, hệ thống nhận diện thương hiệu...”, ông Chương nói.

Doanh nghiệp hưởng ứng mạnh mẽ chương trình OCOP

Các sản phẩm chính bao gồm thực phẩm, đồ uống, dược liệu và sản phẩm từ dược liệu, thủ công mỹ nghệ, sinh vật cảnh.

Các ngành liên quan của tỉnh Bình Định đã tăng cường phối hợp hướng dẫn các doanh nghiệp chú trọng đưa sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh vào các siêu thị, đại lý và các chợ truyền thống; đồng thời hàng năm hỗ trợ chủ thể tham gia các sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP, hội chợ xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP.

Đặc biệt, 100% sản phẩm OCOP của tỉnh đã được hỗ trợ giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử VNPost; xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại thành phố Quy Nhơn và một số địa phương; phát hành cẩm nang giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP tỉnh Bình Định.

Hình thành hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu

Để xây dựng một môi trường OCOP toàn diện, mục tiêu của tỉnh Bình Định là đến năm 2025 sẽ tiếp tục củng cố, chuẩn hoá, hoàn thiện và phát triển 217 sản phẩm OCOP đã được công nhận giai đoạn 2018-2022. Trong đó, củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.

Bình Định đang tiếp tục hoàn thiện chương trình OCOP đến năm 2025

Ông Chương cho biết, tỉnh sẽ chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn sản phẩm tham gia Chương trình theo Bộ tiêu chí OCOP gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương; sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, hình thành các sản phẩm OCOP đặc trưng, chất lượng và an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Cùng với đó, Bình Định cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản đối với sản phẩm OCOP; đồng thời áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP, như: tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP), tiêu chuẩn quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh (SSOP), quy trình quản lý chất lượng (ISO)...

Việc tăng cường công nghệ thông tin áp dụng vào OCOP giúp sản phẩm đi xa

Đặc biệt, tỉnh cũng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển thương hiệu, phân phối, tiếp thị sản phẩm OCOP; 100% sản phẩm OCOP của tỉnh được xúc tiến đưa lên quảng bá, tiêu thụ trên các sàn giao dịch thương mại điện tử; hình thành hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, đánh giá, phân hạng sản phẩm, quản lý, giám sát Chương trình OCOP của tỉnh.

Khơi dậy tiềm năng

Lãnh đạo Sở NN&PTNN tỉnh Bình Định cũng chia sẻ về những hạn chế mà chương trình đang gặp phải, chương trình OCOP liên quan đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là yêu cầu khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các địa phương để phát triển kinh tế nông thôn. Do đó, một số địa phương còn gặp lúng túng trong cách làm, xác định lợi thế, tiềm năng và chủ thể sản xuất, chỉ tập trung vào hoàn thiện các sản phẩm đã có, chưa quan tâm phát triển sản phẩm mới gắn với vùng nguyên liệu, đặc biệt là các làng nghề truyền thống.

Thêm nữa, nguồn lực triển khai chương trình còn hạn hẹp, chủ yếu là lồng ghép, trong khi một số chính sách, cơ chế hỗ trợ thiếu đồng bộ, chưa được cụ thể hóa, chưa chú trọng đến phát triển chuỗi giá trị, vùng nguyên liệu và cơ sở - qui trình chế biến...

Nhiều kênh bán hàng được các doanh nghiệp áp dụng

Ngoài ra, việc ứng dụng khoa học công nghệ còn bất cập do các sản phẩm OCOP chủ yếu là các sản phẩm sản xuất theo hình thức thủ công truyền thống, sơ chế hoặc chế biến đơn giản, giá trị gia tăng thấp. Quy trình và công nghệ chế biến còn đơn giản, thậm chí còn lạc hậu và chưa đảm bảo đầy đủ các quy định, yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Vấn đề sở hữu trí tuệ chưa được các chủ thể quan tâm đúng mức, nhiều chủ thể chưa hiểu rõ và chưa chủ động đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận…), bảo hộ mẫu mã, bao bì, kiểu dáng công nghiệp…

Thị trường tiêu thụ của các sản phẩm OCOP cũng chưa được mở rộng, ít vận dụng các kênh bán hàng online thông qua các trang thương mại điện tử; hội, nhóm, trên mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Website; chưa phổ biến, đẩy mạnh hoạt động thanh toán trực tuyến, điện tử và chưa tạo được sự liên kết, đồng bộ trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Công Sáng