PhongThuyBet

Tin thể thao 24H Vì sao phụ nữ Hàn ngại mặc bikini_kết quả bóng đá ngoại hạng anh

Vì sao phụ nữ Hàn ngại mặc bikini_kết quả bóng đá ngoại hạng anh

TheìsaophụnữHànngạimặkết quả bóng đá ngoại hạng anho Musinsa, nhà điều hành trang web thời trang bán lẻ trực tuyến ở Hàn Quốc, doanh số đồ bơi kín mít, đồ bơi thể thao cao gấp 4 lần so với bikini trong tháng 7 năm nay.

Dữ liệu từ một nền tảng thời trang bán lẻ khác là W Concept cũng cho thấy doanh số đồ bơi một mảnh, áo dài, quần dài đã tăng gấp 8 lần trong 3 tháng đầu năm, so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Korea JoongAng Daily, người Hàn Quốc đặc biệt chuộng đồ bơi kín đáo. Xu hướng này bắt đầu từ năm 2010 và hiện vẫn còn phổ biến. Khác với các quốc gia khác, tại xứ kim chi, rất khó để bắt gặp phụ nữ diện bikini, đồ bơi gợi cảm trên các bãi biển, hồ bơi công cộng.

Chỉ mặc bikini để chụp ảnh

Sở thích đối với các loại đồ bơi thay đổi theo độ tuổi. Ngày nay, đồ bơi kín đáo chủ yếu được các bà mẹ hoặc trẻ em ưa chuộng.

An Hyun-ju, bà mẹ hai con 50 tuổi, nói rằng cô cảm thấy thoải mái hơn khi mặc đồ bơi kín từ đầu đến chân vì nó giúp che những vùng cơ thể mà cô không muốn người khác nhìn thấy, chẳng hạn như vùng bụng.

An cho biết kể từ khi sinh con đầu lòng, cô không còn tự tin khi mặc đồ gợi cảm.

nguoi han khong thich bikini anh 1

Những bộ đồ bơi kín mít phổ biến ở Hàn Quốc.

"Những bộ đồ này cũng rất thiết thực vì chúng bảo vệ bạn khỏi cái nắng như thiêu đốt. Tôi không phải lo sẽ bị rám nắng sau một ngày ở bãi biển!".

Han Sun-mi, nhà thiết kế đồ lót và Giám đốc điều hành của công ty chuyên thiết kế đồ bơi Han's Underwear Design Studio, cho biết: "Có một xu hướng gọi là 'hotel swimming pool'. Vào ban ngày, có nhiều gia đình chơi trong hồ bơi hơn và họ ăn mặc khá kín đáo. Nhưng về đêm, các hồ bơi khách sạn thường chỉ có các cặp vợ chồng trẻ, những người ưa thích bikini và đồ bơi hở hang hơn. Họ thường dùng từ khóa hotel swimming pool để chia sẻ ảnh mặc bikini lên mạng xã hội".

Đối với phụ nữ ở độ tuổi 20-30, nhiều người có xu hướng thích tự do hơn trong việc lựa chọn trang phục bơi, tùy thuộc vào thời gian, địa điểm.

Ju Eun-ha, 25 tuổi sống ở Ansan, Gyeonggi, nói rằng cô thích mặc bikini hơn vì trông "quyến rũ". Tuy nhiên, ở những bãi tắm đông người, cô thường chọn trang phục kín đáo.

"Thật không thoải mái khi mặc bikini ở công viên nước. Tôi cảm thấy xấu hổ về việc người khác nhìn vào cơ thể mình. Nhưng khi đến bể bơi, tôi thích mặc bikini vì ngày nay mọi người đều mặc như vậy".

Ju Kyeong-a, Giám đốc điều hành của Insfit Lingerie Studio, cho biết: "Nhiều người đến bể bơi của khách sạn không phải để bơi mà để chụp ảnh và đăng lên mạng xã hội. Giờ đây, giới trẻ có nhiều loại đồ bơi cho những dịp khác nhau để có thể chụp được nhiều ảnh đẹp và chia sẻ chúng lên trang cá nhân".

Ám ảnh về làn da trắng

Có nhiều lý do khiến người Hàn Quốc không thích mặc bikini, nhưng yếu tố lớn nhất có thể liên quan đến việc chăm sóc da.

Kwak Geum-joo, giáo sư tâm lý học tại Đại học Quốc gia Seoul, cho biết: "Văn hóa Hàn Quốc từ lâu đã ưa chuộng làn da trắng, đó là lý do mọi người tránh ở ngoài nắng quá lâu".

nguoi han khong thich bikini anh 2

Nhiều người không thích mặc bikini vì sợ da cháy nắng.

Điều này bị ảnh hưởng bởi Nho giáo thịnh hành dưới triều đại Joseon (1392-1910), vì hệ tư tưởng này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trông gọn gàng và ngăn nắp tùy theo địa vị xã hội.

Yangban, hay quý tộc thời đó, có những quy định nghiêm ngặt đối với quần áo họ mặc, như mặc nhiều lớp hoặc giấu chân bằng giày bít mũi.

Những người ăn mặc hở hang hoặc có nước da ngăm đen thường có địa vị thấp hơn.

Phụ nữ cũng không được phép sống tự do như đàn ông. Họ không thể ra ngoài bất cứ khi nào mình muốn và nếu có, phải che mặt bằng khăn, áo choàng.

"Tránh xa ánh nắng mặt trời luôn là điều được coi trọng. Đó là hiện tượng khác biệt với những quốc gia khác, như các nước Địa Trung Hải, nơi mọi người thích làn da rám nắng vì trông khỏe khoắn hơn", giáo sư Kwak nói.

Ngoài ra, chủ nghĩa tập thể cũng là yếu tố khiến người Hàn Quốc từ lâu không thích khoe thân.

"Mọi người quan tâm quá nhiều đến những gì người khác nghĩ, điều này dẫn đến cảm giác không hài lòng và thiếu tự tin về vẻ ngoài của mình. Chủ nghĩa ngoại hình là một quan niệm luôn thống trị xã hội Hàn Quốc: Mọi người không ngừng khao khát cơ thể của mình phải 'hoàn hảo' như những người nổi tiếng", giáo sư Kwak nói thêm.

Theo Zing

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap