Theềungườitrẻnhiễmbiếnthểkèo banho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bằng chứng sơ bộ cho thấy nguy cơ tái nhiễm Omicron cao hơn so với các biến thể gây lo ngại khác. WHO cho biết, số lượng các ca mắc biến thể này dường như đang tăng lên tại hầu hết các tỉnh ở Nam Phi.
Nhiều người bệnh còn trẻ
Biến thể Omicron lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi vào giữa tháng 11. Bộ trưởng Y tế Joe Phaahla thông tin, các nhà khoa học lo ngại khi số lượng đột biến cao của Omicron ở mức cao (trên 30 biến thể ở protein gai). Ngoài ra, biến thể này lây lan nhanh chóng trong giới trẻ ở Gauteng, tỉnh đông dân nhất cả nước.
Theo Bộ trưởng Phaahla, Nam Phi đã chứng kiến "sự gia tăng các ca bệnh theo cấp số nhân" trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 ngày. Quan chức này cảnh báo, biến thể mới dường như đang thúc đẩy sự bùng phát Covid-19.
Giới chuyên môn bày tỏ lo ngại về biến thể Omicron. Ảnh minh họa: AS
Trong vòng vài ngày sau khi biến thể được xác định, một số quốc gia cho biết họ đã tìm thấy các trường hợp của B.1.1.529, hiện được đặt tên là Omicron. Các ca nhiễm được ghi nhận ở Bỉ, Hong Kong (Trung Quốc) và Israel đều trở về từ nam châu Phi.
Biến thể đáng lo ngại tới mức nào?
WHO đã xếp Omicron vào nhóm biến thể gây lo ngại. Theo định nghĩa của WHO, một biến thể gây lo ngại phải có một hoặc nhiều thay đổi ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Trong những thay đổi đó có sự gia tăng khả năng lây truyền và độc lực (mức độ nghiêm trọng của bệnh).
Khi tiếp tục tìm hiểu về biến thể này, các chuyên gia cho rằng các quốc gia nên thận trọng. "Mối quan tâm chính là biến thể này dường như có thể lây lan như Delta và có một số lượng lớn các đột biến trong protein gai", Tiến sĩ Bill Hanage, nhà dịch tễ học tại Harvard (Mỹ), đánh giá.
Ông Hanage cảnh báo: “Điều này làm dấy lên lo ngại Omicron có thể tránh né khả năng miễn dịch do vắc xin tạo ra”.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Hanage nói: "Hiện tại, chúng tôi thực sự có rất ít dữ liệu về cách thức lây truyền chính xác của Omicron trong các nhóm cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng cao”.
Nhà khoa học Jinal Bhiman, Viện Quốc gia Các bệnh Truyền nhiễm của Nam Phi bày tỏ về nguy cơ tiềm ẩn ở Nam Phi, với tỷ lệ tiêm chủng thấp và nguồn lực y tế công cộng hạn chế. Hiện Nam Phi mới chỉ có 24% dân số tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19.
Deepti Gurdasani, nhà dịch tễ học lâm sàng tại Đại học Queen Mary (Anh) đánh giá Omicron có thể không phải là biến thể gây lo ngại cuối cùng trong đại dịch. “Vẫn còn nhiều cơ hội cho các đột biến của loại virus này. Chừng nào còn tái tạo, virus còn đột biến”, Tiến sĩ Gurdasani nói.
An Yên(Theo NBC)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đặt tên cho biến thể B.1.1.529 là Omicron, xếp vào nhóm biến thể gây lo ngại với lý do có thể gia tăng nguy cơ tái nhiễm.