您现在的位置是:PhongThuyBet > Cúp C1

Điều khiến chị lao công trường học hạnh phúc_quả bóng đá đêm nay

PhongThuyBet2025-01-16 00:37:53【Cúp C1】8人已围观

简介Tin thể thao 24H Điều khiến chị lao công trường học hạnh phúc_quả bóng đá đêm nay

Bén duyên làm tạp vụ từ năm 2012,Điềukhiếnchịlaocôngtrườnghọchạnhphúquả bóng đá đêm nay chị Đỗ Thị Toàn đã có 8 năm gắn bó với Trường THCS Lê Quý Đôn (quận Thủ Đức, TP.HCM). Tuy vất vả nhưng việc này giúp chị có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng.

{keywords}
Chị Đỗ Thị Toàn, lao công Trường THCS Lê Quý Đôn (TP.HCM)

Cũng như các trường học khác ở TP.HCM, thời gian vừa rồi, Trường THCS Lê Quý Đôn đóng cửa do dịch Covid-19. Việc này đồng nghĩa trường không có khoản tăng thêm để chi trả cho đội ngũ tạp vụ, giám thị. Đã có 3/5 người làm tạp vụ phải tinh giản.

Chị Toàn là người may mắn được trường giữa lại. Ba tháng qua, chị không phải làm công việc của mình thường xuyên vì học sinh nghỉ, trường vắng hoe.

Dù khó khăn nhưng chị Toàn bảo mình thấy biết ơn vì không thất nghiệp giữa lúc dịch bệnh. Trước đây, mỗi tháng cộng các khoản, chị được trả 7-8 triệu đồng (bao gồm lương và phụ cấp). Từ tết đến giờ, tuy không trọn vẹn nhưng chị vẫn được nhận đầy đủ. Cùng với cóp nhặt từ người chồng chạy xe ôm, chị Toàn có thể đảm đương cuộc sống tối thiểu cho con cái, người mẹ già và chi trả tiền thuê nhà mỗi tháng.

Khi trường học mở cửa trở lại, hơn một tuần nay, công việc của chị Toàn đã bình thường như trước. Để học sinh tới trường khi chỗ học, chỗ chơi đã sạch đẹp, ngày làm việc của chị bắt đầu lúc 4h sáng. Từ 3h30, người phụ nữ này đã ra khỏi nhà.

“Chúng tôi làm từ giờ đó tới khi học sinh đến trường mới xong việc. Yêu cầu của nhà trường là phải đảm bảo hành lang, lớp học, nhà vệ sinh sạch sẽ, mọi thứ phải tươm tất khi ngày học bắt đầu. Tuy vất vả nhưng trường học sạch sẽ ai cũng thích, mình cũng vui” - chị Toàn kể.

Theo chị Toàn, trước đây khi đội ngũ tạp vụ có 5 người thì phân chia phụ trách từng khu vực trong trường. Nhưng do hơn một nửa nhân sự đã bị cắt giảm nên chị nhiều việc hơn. Dù vậy, ở chị không có sự mệt mỏi mà là tự hào về công việc vì đã góp phần cho ngôi trường thêm sạch sẽ.

Tuy thu nhập từ nghề làm tạp vụ ở trường không cao, nhưng 8 năm nay chị Toàn không còn nỗi lo thất nghiệp. Việc được vào “biên chế” giúp chị quên đi những ngày mệt nhọc trước đây. Từ năm 2003, khi cả gia đình quyết rời Thanh Hóa đưa nhau vào TP.HCM tìm việc, để kiếm sống chị Toàn từng làm công nhân vàng mã. Đã có những ngày khó khăn cùng cực, nhất là lúc chị Toàn sinh con và hai mẹ con phải tá túc ở chùa suốt 3 tháng.

Không trình độ, không người quen, người phụ nữ lần mò xin đi làm lao công và may mắn được Trường THCS Lê Quý Đôn nhận.

“Tôi thuộc kiểu người tiết kiệm nên không tiêu xài gì. Những ngày dịch bệnh, tôi đi lấy gạo ở ATM miễn phí. Còn tiền mình có bao nhiêu thì dùng bấy nhiêu. Điều tôi hạnh phúc là mình còn được trả lương đầy đủ trong mùa dịch nên đỡ được phần nào chứ nhiều người thất nghiệp lắm. Có lẽ, trời thương tôi".

Cô Nguyễn Thị Diễm Trang, hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, cho hay trường có 100 giáo viên biên chế. Những tháng qua, các thầy cô vẫn được hưởng lương theo chế độ, còn một số nhân viên thuộc bộ phận tạp vụ, giám thị tăng thêm thì phải tinh giản, vì trường không có nguồn thu để đảm đương chế độ.

Theo cô Trang, khi hoạt động học tập trở lại bình thường, trường sẽ tuyển thêm người để đảm bảo lại công việc như trước.

Lê Huyền

Học sinh tiểu học, THCS tiếp tục trở lại trường trong ngày Sài Gòn nắng gắt

Học sinh tiểu học, THCS tiếp tục trở lại trường trong ngày Sài Gòn nắng gắt

 Trong ngày hôm nay 8/5, hàng trăm nghìn học sinh TP.HCM tiếp tục trở lại trường học sau thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19.

很赞哦!(51)