Hành trình kiếm học bổng 100% sau hơn 20 lần bị từ chối của cô gái 9x_kết quả vòng loại c1

 - “Em ước mơ đi du học từ năm lớp 10,ànhtrìnhkiếmhọcbổngsauhơnlầnbịtừchốicủacôgákết quả vòng loại c1 nhưng lúc đó em học hành chán lắm, ghét học cực kỳ. Em nghĩ tương lai em cũng mờ mịt thôi. Nhưng đọc nhiều sách báo, xem phim ảnh Âu Mỹ, em rất muốn được đi ra ngoài trải nghiệm thế giới rộng lớn, nên em đã hạ quyết tâm ‘làm lại cuộc đời’”.

{keywords}
Lê Ngọc Diệp có ước mơ đi du học từ năm lớp 10. Ảnh: NVCC

Hơn 20 lần bị từ chối

Suốt 4 năm học chuyên ngành tiếng Anh, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng, Lê Ngọc Diệp đặt ra hai mục tiêu: đạt thành tích xuất sắc ở bậc đại đại học và tham gia càng nhiều hoạt động xã hội càng tốt.

Diệp từng đi phiên dịch cho các hội chợ giáo dục, làm tình nguyện viên cho các chương trình cộng đồng, từ thiện, các cuộc thi, hội nghị cấp cao ASEAN và hoạt động trong AIESEC. Sau 4 năm, Diệp thu được hơn 10 chứng chỉ từ các tổ chức uy tín và kết quả học tập đủ sức cạnh tranh học bổng.

Một yếu tố nữa mà cô gái 9x này cho là hết sức quan trọng, đó là kinh nghiệm làm việc khi muốn tìm một học bổng Thạc sĩ. Vì học về ngôn ngữ nhưng lại muốn làm về quảng cáo và Marketing, xác định tìm kiếm học bổng trái ngành sẽ khó hơn rất nhiều, nên để bù đắp cho thiệt thòi này, Diệp đã tìm kiếm những công việc về Marketing, Copywriter trong khoảng một năm. Trong một năm này, cô vẫn tiếp tục tham gia các hoạt động xã hội như tổ chức các sự kiện, chương trình cộng đồng.

Sau khi có đủ tất cả các “nguyên liệu” để đưa vào bài luận, Diệp "gặt hái" được một suất học bổng 100% học phí bậc Thạc sĩ của Hull University Business School (Anh). Đó là quả ngọt đền đáp cho bao nỗ lực suốt 7 năm, bắt đầu từ năm lớp 10 sau hơn 20 lần “apply” bị từ chối.

Trong thời gian học Thạc sĩ ở Anh, như nhiều sinh viên khác, Diệp vừa học vừa làm thêm để chi trả sinh hoạt phí. Ngoài ra, cô vẫn cố gắng tham gia các cuộc thi, dự án của trường, làm truyền thông xã hội cho một công ty vận tải địa phương. Diệp nói, cô cảm thấy mình may mắn vì đi đâu cũng có nhiều người sẵn sàng giúp đỡ.

Kiến thức, kỹ năng mềm, kinh nghiệm làm việc từ trước đó giúp Diệp nhận được một vị trí quản lý truyền thông xã hội cho VIP Worldwide - công ty nhỏ ở ngoại ô thành phố Hull, phía đông Yorkshire. Diệp cho rằng, ngoài những kỹ năng chuyên môn, người lao động cần phải có các kỹ năng tổng hợp (transferable skills) – tức là tổng hợp các kỹ năng ở những ngành nghề có liên quan với nhau.

{keywords}

Diệp và các bạn học cùng ở Hull University Business School. Ảnh: NVCC

Sau khi trở về từ nước Anh, Diệp được chọn làm “leader” cho một chương trình du học hè của EF (Education First Việt Nam). Công việc cụ thể của cô là dẫn các em học sinh qua Úc và Singapore học khóa học hè.

Năm ngoái, Diệp là một trong 21 bạn trẻ tài năng khác được chọn tham gia chương trình giao lưu văn hóa JENESYS 2016 của Chính phủ Nhật Bản. Thời gian ngắn làm việc ở những đất nước này cũng giúp làm giàu thêm những trải nghiệm của cô gái ham học hỏi này.

“Đi nhiều giúp em có cái nhìn bao dung hơn”

{keywords}
Những trải nghiệm khi ở Úc. Ảnh: NVCC

Từng học tập và làm việc ở Anh, Úc, Singapore và đi du lịch ở Pháp, Ý, Hy Lạp, Na Uy, Malaysia…, mỗi đất nước để lại cho cô những ấn tượng khác nhau về con người, văn hóa, đời sống xã hội. 

“Em ngưỡng mộ sự nhẹ nhàng bình tĩnh của người Thái khi họ xử lý công việc và giao tiếp; thích sự tỉ mỉ, chu đáo và kỷ luật đến mức hà khắc của Nhật Bản hay sự tấp nập bận rộn hối hả của người Singapore; người Pháp thì phong lưu nho nhã trong cách ăn uống và ăn mặc nên các cô gái Pháp hầu hết là mình hạc sương mai; người Athens, Hy Lạp thì lại có kiểu thư giãn café vườn như văn hóa Việt Nam; người Úc và Na Uy thì năng động khỏe khoắn, yêu thiên nhiên. Em cũng rất thích sự ấm áp của người Anh, vốn trước giờ bị gắn mác là chảnh, lạnh lùng, nhưng thực ra người Anh rất thích giúp đỡ người khác, và đương nhiên là nghiện trà hơn café như lời đồn” – Diệp chia sẻ.

“Khi ở ‘homestay’ với người Anh, em học được cách khiêm nhường khi kể về thành tựu của bản thân mình, và đặc biệt là luôn xin lỗi kể cả khi người có lỗi không phải là mình. Chơi với các bạn da màu lại rất vui vì các bạn ấy hài hước và lạc quan, luôn làm người khác thoải mái bằng những câu đùa dí dỏm. Thân với các bạn đạo Hồi, em phát hiện ra rằng đạo Hồi cực kỳ thú vị, tuy vậy cũng phải công nhận rằng phụ nữ ở các nước như Pakistan hay Ấn Độ vẫn đang phải chịu rất nhiều thiệt thòi do phân biệt đối xử, phân biệt giới tính, đẳng cấp”.

{keywords}
Diệp và các bạn quốc tế trong chương trình giao lưu văn hóa JENESYS ở Nhật Bản. Ảnh: NVCC

Ở Nhật Bản, Diệp được tìm hiểu về nền công nghiệp năng lượng “xanh” của nước này, được chứng kiến sự khôi phục thần kỳ của đất nước này sau trận động đất đất kinh hoàng 9 độ Richter năm 2011. “Bọn em được tự tay biến dầu ăn đã qua sử dụng thành nhiên liệu sinh học thay thế xăng dầu, và thích nhất là được đi tàu cao tốc Shinkansen thần thánh 300km/h của Nhật Bản”.

Diệp chia sẻ, việc đi nhiều giúp cô có cái nhìn bao dung hơn với bản thân và người khác. “Em không còn phán xét người khác vì tính cách của họ khác mình như hồi còn sinh viên hiếu thắng nữa. Em cũng không còn tự ti khi đứng trước đám đông toàn các bạn cao lớn giỏi giang rồi so sánh mình với các bạn ấy. Đi ra khỏi vùng an toàn của mình cũng giúp em rèn kỹ năng giải quyết vấn đề, những rắc rối nảy sinh khi chỉ có một mình và không thể trông mong vào sự giúp đỡ của ai”.

{keywords}
Trong chuyến du lịch tới Athens, Hy Lạp. Ảnh: NVCC

Không có tiền đi du lịch, hãy dùng chất xám

Cô gái này quan niệm rằng, nếu bạn không có tiền đi du lịch, hãy dùng chất xám làm lộ phí đi đường bằng cách giành học bổng, các suất tình nguyện, chương trình giao lưu, trao đổi hoặc làm việc ở nước ngoài.

“Trước hết, để làm được điều đó, hãy ‘bay’ ra khỏi biên giới bằng cách thanh lọc News Feed Facebook của bạn. Thay vì theo dõi những trang có nội dung vô bổ, hoặc những người nhàm chán, hay khoe khoang, than thở, hãy nhấn “like” các trang hay đăng tin về cơ hội đi nước ngoài”, hay theo dõi những anh chị đã từng đi nước ngoài làm việc, học tập, những người sẵn sàng chia sẻ thông tin với mọi người về cơ hội du học, học bổng” – Diệp nói.

Cô cũng cho rằng, người trẻ cần rèn luyện tư duy của một công dân toàn cầu. Tư duy toàn cầu ở đây không phải là những gì to tát như kinh tế vĩ mô hay khoa học tên lửa, mà đơn giản là cách bạn nhìn nhận bản thân và tôn trọng người khác. Hãy mở lòng với sự khác biệt, không ngừng cập nhật kỹ năng tổng hợp và đừng nản chí khi tìm kiếm cơ hội. “Nếu bạn vẫn còn sống khỏe mạnh, cứ tiếp tục gõ, chắc chắn cửa sẽ mở” – Diệp khẳng định.

  • Nguyễn Thảo