Ông Mai Văn Trinh,ísinhsữngsờBộsoi kèo central coast Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết như vậy trong buổi giao lưu trực tuyến với thí sinh tối 23/4 trên kênh thông tin của Đài Truyền hình Việt Nam.
Trước những tâm trạng sững sờ và lo lắng của thí sinh, ông Trinh trấn an: “Với kỳ thi này, thí sinh vẫn được dự thi tại địa phương và ngay tại ngôi trường mà mình đang theo học. Điều này không có sự khác biệt so với kỳ thi THPT quốc gia của những năm trước”.
Về phía bài thi, thí sinh vẫn thi các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và một bài thi tự chọn là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội. Đối với bài thi tổ hợp tự chọn, điểm mới so với những năm trước đây là đưa về một đầu điểm duy nhất thay vì tách ra các điểm thành phần.
“Tuy nhiên, thí sinh hoàn toàn có thể yên tâm vì chắc chắn những kiến thức, nội dung đã tinh giản sẽ không được đưa vào đề. Mức độ của đề thi cũng sẽ được điều chỉnh theo hướng nhẹ hơn để phù hợp với mục tiêu đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, đáp ứng chuẩn đầu ra như đã công bố”.
Ông Trinh cũng cho biết, trong thời gian sớm nhất, Bộ GD-ĐT sẽ công bố đề thi minh họa cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thông qua đó, học sinh sẽ có cơ sở để học tập và ôn luyện.
Đầu tháng 4/2020, để chuẩn bị cho 2 phương án tốt nghiệp THTP quốc gia 2020, Bộ GD-ĐT vừa công bố bộ đề thi minh hoạ.
Tại buổi giao lưu, nhiều băn khoăn khác liên quan đến kỳ thi cũng được thí sinh đặt ra như “ĐH thi riêng, thí sinh có phải thi nhiều lần?”; “Thí sinh tự do sẽ phải thi ra sao?”; “Thi bài thi tổ hợp, các trường xét tuyển khối A1, B thế nào?”,...
Phần đông học sinh còn bày tỏ sư bất ngờ, bị động khi kỳ thi có sự thay đổi, và nỗi bất an về tính công bằng của kỳ thi khi được giao về cho địa phương. Đối thoại với đại diện Bộ GD-ĐT, nhiều em thẳng thắn đưa ra dẫn chứng về sự tiêu cực của một số địa phương trong những kỳ thi quy mô cấp quốc gia trước đây. Tuy nhiên, đại diện Bộ GD-ĐT cam kết kỳ thi này sẽ được tổ chức nghiêm túc. Chẳng hạn, sẽ xây dựng những giải pháp kỹ thuật nhằm giám sát chất lượng, tính trung thực của kỳ thi như thực hiện mỗi thí sinh một mã đề riêng; áp dụng thiết bị giám sát và công nghệ thông tin để quản lý chặt chẽ; tiếp tục tổ chức thi trắc nghiệm để hạn chế tối đa sự can thiệp của con người vào các khâu coi thi và chấm thi.
“Giáo viên của tỉnh sẽ là người coi thi, nhưng theo nguyên tắc đổi chéo. Giáo viên của trường nào sẽ không coi thi tại trường đó, thầy cô giảng dạy môn nào sẽ không coi thi môn đó”. Trong năm nay, ngoài lực lượng thanh tra thi của Bộ và của Sở còn lập thêm lực lượng thanh tra thi của UBND tỉnh. “Sự đổi mới này là một trong những nỗ lực để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc”.
Ông Trinh khẳng định, việc giao kỳ thi cho địa phương cũng sẽ gắn liền với tính trách nhiệm. Như vậy, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố sẽ phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện về sự an toàn, nghiêm túc của kỳ thi tại địa phương mình.
Với câu hỏi: “Thí sinh tự do xét tuyển vào các trường đại học năm nay ra sao?”, bà Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, điều này còn tùy vào phương án tuyển sinh công khai của mỗi trường. "Nếu nhà trường cho phép sử dụng kết quả bảo lưu của kỳ thi THPT quốc gia năm trước thì các thí sinh tự do vẫn có thể đăng ký tuyển sinh vào trường. Còn trong trường hợp các bạn muốn dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay thì vẫn có thể tham gia và nhiều khả năng các trường sẽ sử dụng kết quả này để nhập học. Ngay sau khi quy chế tuyển sinh được hoàn thiện theo quyết định của Thủ tướng thì điều này sẽ được làm rõ trong đề án tuyển sinh riêng của mỗi trường".
Nhiều thắc mắc và phản hồi xoay quanh kỳ thi đã được đưa ra liên tiếp nhưng vẫn chưa làm tâm lý của thí sinh “hạ nhiệt”. “Mong Bộ hãy lắng nghe và suy xét lại kỳ thi”, nhiều thí sinh nhắn nhủ Bộ GD-ĐT khi kết thúc chương trình.
Thúy Nga - Thanh Hùng
Thay vào đó, sẽ là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Kỳ thi này diễn ra trong 1,5 ngày; kết quả được lấy để xét tốt nghiệp và có thể dùng cho tuyển sinh ĐH, CĐ.