Hệ thống chống trượt là gì?ácdụngcủahệthốngchốngtrượttrênôtôkqbd u19 ý
Hệ thống chống trượt TCS (Traction Control System) trên xe ô tô là một trong 3 công nghệ an toàn của hệ thống phanh. Hệ thống này còn có các tên gọi khác như ASR, DSC, TRC.
TCS có vai trò giúp xe bám đường ở mức tối đa và chống trơn trượt khi xe di chuyển ở địa hình xấu hay trong thời tiết khắc nghiệt như mưa gió, đường bùn trơn.
Hoạt động của hệ thống TCS (Ảnh minh họa) |
Cách vận hành của hệ thống chống trượt
Đèn báo trượt xe đóng vai trò thông báo về sự vận hành của hệ thống TCS.
Trong mỗi bánh xe ô tô đều được lắp đặt các cảm biến trọng lực nhằm chuyển tiếp thông tin đến hộp điều khiển hệ thống truyền động (PCM). Bằng cách giao tiếp với PCM, các cảm biến này có thể kiểm tra sự mất lực kéo, cũng như góc lái, do đó, giảm công suất từ động cơ và kích hoạt phanh ABS (hệ thống chống bó phanh).
Ngoài phanh ABS và cảm biến trọng lực, các bộ phận điều khiển lực kéo, bơm điện và bộ tích áp cũng rất quan trọng đối với chức năng làm việc của hệ thống TCS. Ví dụ, bình tích áp hỗ trợ phân phối áp suất tác dụng lên các bánh xe. Cùng với đó, van điện từ sẽ là điểm cách ly giữa các mạch của phanh.
Đèn báo trượt xe sáng khi hệ thống TCS hoạt động (Ảnh minh hoạt) |
Ưu và nhược điểm của hệ thống chống trượt
Ưu điểm
Một trong những lợi thế quan trọng nhất của hệ thống TCS là làm giảm nguy cơ va chạm trên đường đến mức tối thiểu. Cụ thể hơn, hệ thống này giúp chủ xe có thể kiểm soát tốt hơn trong các tình huống khắc nghiệt như mưa tuyết hoặc đường trơn trượt.
Hơn thế nữa, không giống với một số công nghệ an toàn hay tiện ích khác trên ô tô, việc cài đặt hệ thống TCS khá dễ dàng. Hầu hết các ô tô hiện nay đều được trang bị phanh ABS và hệ thống TCS.
Tuy nhiên, chủ xe vẫn cần lái xe cẩn thận và không chủ quan, mặc dù đã có cài đặt hệ thống chống trượt trên xe.
Thời tiết hay địa hình gây khó khăn khi lái xe (Ảnh minh họa) |
Nhược điểm
Do sự tiện lợi của hệ thống chống trượt TCS, ô tô được lắp đặt công nghệ mới nhất này thường có giá cao hơn những ô tô khác. Ngoài ra, hệ thống này bao gồm nhiều bộ phận điện tử khác nhau. Và chắc chắn những bộ phận này sẽ trở nên kém hiệu quả hay hư hỏng theo thời gian, còn sửa chữa chúng thì khá tốn kém. Cuối cùng, vấn đề với TCS chỉ là nó không phù hợp với tài chính của một số chủ xe. -> Ngoài ra, không phải lái xe nào cũng thích TCS, một số người muốn tự kiểm soát, điều khiển chiếc xe hơn là phụ thuộc vào hệ thống chống trượt. Ví dụ, các tay lái sẽ không thể thực hiện được các pha drift vì hệ thống TSC sẽ ngăn cho việc trượt bánh xảy ra.
Một số lưu ý
Đèn báo trượt xe nhấp nháy đôi khi không chỉ để thông báo về sự vận hành của hệ thống TCS, mà còn có thể báo lỗi ở một số bộ phận liện quan. Cụ thể, nếu đèn báo trượt vẫn bật sáng mặc dù xe đã đi qua đoạn đường trơn trượt, hệ thống phanh ABS có thế đã gặp trục trặc hay cảm biến trọng lực trên bánh xe đã hỏng.
Vì vậy, khi gặp trường hợp này, chủ xe cần kiểm tra các bộ phận liên quan đề phòng hỏng hóc thì cần được sửa chữa ngay, đảm bảo sự an toàn khi lái xe.
Thanh Lam(theo Car from Japan)
Bạn đã từng chứng kiến những tình huống va chạm giao thông thót tim? Hãy chia sẻ video từ camera hành trình về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ưu nhược điểm khi độ vành xe kích thước lớn
Loại vành xe kích thước lớn tuy đem lại cho chiếc xe diện mạo thời trang nhưng cũng đi kèm theo nhiều hạn chế trong quá trình sử dụng.