Ngay từ đầu tháng,ậnlươnghưuquatàikhoảnngânhàngLợicảđôibềkq bd nhat BHXH tỉnh chuyển tiền chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản cá nhân cho người thụ hưởng. Người dân không phải đến địa điểm tập trung để nhận tiền mặt như trước.
Khi tiền lương hưu, trợ cấp BHXH được chuyển vào tài khoản, người dân có thể rút tiền mọi lúc, mọi nơi, không phụ thuộc vào lịch chi trả. Nhờ đó, tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh rủi ro mất mát, thất lạc tiền mặt của người thụ hưởng.
Bà Ngô Thị Hương Trà, ở phường Chánh Lộ (TP.Quảng Ngãi) cho biết, trước đây, chúng tôi phải xem lịch, sắp xếp thời gian để đi nhận tiền, nhưng từ khi lương hưu được chi trả qua tài khoản ngân hàng thì chúng tôi không còn lo mình quên ngày hay đánh rơi tiền trong quá trình di chuyển nữa.
Chúng tôi còn nhận được tin nhắn qua điện thoại báo số tiền đã chuyển vào tài khoản. Hằng tháng, tôi tính toán chi tiêu, số còn lại để trong tài khoản, rất an tâm.
Theo Trưởng phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng (BHXH tỉnh) Hà Tuyên, việc đẩy mạnh chi trả các chế độ lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt được BHXH tỉnh xem là nhiệm vụ đột phá của năm 2024 trong thực hiện Đề án 06 mà BHXH tỉnh đã đăng ký thực hiện với UBND tỉnh.
Tính đến ngày 30/8, tỷ lệ người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng nhận tiền qua tài khoản đạt 55,3%; trong đó, ở khu vực đô thị gần 64%. Đối với việc chi trả lương hưu qua tài khoản, hằng tháng BHXH tỉnh chi trả cho hơn 15 nghìn người, với tổng số tiền 115 tỷ đồng, đạt 80% tổng số người hưởng lương hưu trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, tỷ lệ người hưởng trợ cấp 1 lần nhận chế độ qua tài khoản ngân hàng cũng đạt gần 90,2%. Trong đó, khu vực đô thị đạt hơn 93%; người hưởng trợ cấp thất nghiệp đạt gần 100%.
Thời gian tới, BHXH tỉnh tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH mở tài khoản ngân hàng, phấn đấu chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng này đạt 100%.
“Việc không dùng tiền mặt trong chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH giúp người dân và các cơ quan quản lý tiết kiệm thời gian. Đồng thời, giảm thiểu rủi ro trong quá trình chi trả, góp phần thiết thực vào chuyển đổi số, từng bước đưa mỗi công dân trở thành một công dân số trong xã hội số”, ông Tuyên nói.
Bên cạnh những tiện ích của việc chuyển lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản ngân hàng, thì vẫn còn bất cập đối với người dân ở các vùng nông thôn. Đây là khu vực chưa có nhiều trụ ATM, người dân muốn rút tiền phải đến trung tâm huyện, thị xã, thành phố.
Do đó, nhiều người mong muốn ngân hàng mở thêm các trụ ATM ở vùng nông thôn, miền núi để rút tiền được thuận tiện. Ông Lê Long, ở xã Đức Phong (Mộ Đức) chia sẻ, tôi nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, xã nông thôn như Đức Phong chưa có trụ ATM nên người dân phải lên thị trấn Mộ Đức, hoặc tới Quỹ Tín dụng nhân dân xã Đức Phong rút tiền mặt.
“Người dân rất ủng hộ việc nhận lương qua tài khoản, nhưng các ngân hàng cần nghiên cứu đầu tư các trụ ATM ở trung tâm các xã, nhằm giúp người dân thuận tiện hơn trong việc rút tiền, không phải đi xa”, ông Long kiến nghị.
Theo BÁ SƠN(Báo Quảng Ngãi)