Nổi tiếng với những hoạt động làm từ thiện quy mô lớn,ắctênnhàThuỷTiênlênmairùaphóngsinhKhôngphảiđạoPhậtthuầntuýtỷ lệ kèo trực tiếp lần này gia đình ca sĩ Thuỷ Tiên lại vướng vào một ồn ào liên quan đến hành động thiện tâm.
Ngày 11/7, nữ ca sĩ khoe mẹ đẻ mình là một người chăm chỉ làm từ thiện trên trang Facebook cá nhân. Khi vào trang Facebook cá nhân của bà, cư dân mạng phát hiện ra những hình ảnh gây tranh cãi.
Cụ thể, mẹ ca sĩ đã chia sẻ hình ảnh phóng sinh rùa nhưng trên mai rùa lại khắc tên các thành viên trong gia đình nữ ca sĩ: CV9 + Thuỷ Tiên + Gạo. (CV9 là biệt danh của cầu thủ Công Vinh - chồng nữ ca sĩ, còn Gạo là tên ở nhà của con gái Thuỷ Tiên, Công Vinh).
Những bức ảnh mẹ nữ ca sĩ đăng trên trang cá nhân |
Nhiều người đã chỉ trích hành động này là ngược đãi động vật. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng mai rùa rất dày, không có dây thần kinh nên con rùa không hề cảm thấy đau đớn.
Giải thích về hành động này, mẹ nữ ca sĩ ban đầu nói rằng việc khắc tên nhằm mục đích để nếu ai bắt được sẽ biết là rùa phóng sinh, không ai bắt và ăn thịt con rùa đó nữa. Bà cũng nói thêm rằng những con rùa này bà mua bằng tiền của Thuỷ Tiên phát tâm, khi đem lên chùa thả thì Sư Ông khắc tên gia đình nữ ca sĩ, chứ gia đình bà không có thời gian làm việc đó.
Bà cũng nói, nếu mọi người cho rằng việc này sẽ gây đau đớn cho con rùa, lần sau bà sẽ nói Sư Ông không làm vậy, chứ không nên nặng lời chỉ trích bà. Khi sự việc gây tranh cãi quá căng thẳng, mẹ của nữ ca sĩ đã gỡ bỏ những hình ảnh này.
Tên của 3 thành viên trong gia đình ca sĩ Thuỷ Tiên được khắc trên mai rùa. |
Chia sẻ với báo VietNamNet, sư thầy Pháp Hảo - trụ trì chùa Thiên Trúc (TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), cho biết: “Theo như tôi biết, ở địa phương, bà con phóng sinh rùa cũng khắc tên gia đình vào, nói là để những ai bắt được rùa thì biết là rùa phóng sinh, không đem đi làm thịt. Ngoài ra, người ta khắc tên lên cũng còn một mục đích khác nữa là để cầu nguyện, mong cầu một điều gì đó. Đó là quan điểm riêng của mỗi người.
Nhưng theo quan điểm thuần tuý của đạo Phật, phóng sinh động vật không cần phải thông qua một nghi lễ gì hết, chỉ cần thực hiện việc đó bằng một cái tâm trong sạch, hướng đến mục đích giúp cho con vật đó thoát khỏi việc bị giam cầm”.
Theo sư thầy Pháp Hảo, các nghi thức để cầu nguyện trước khi phóng sinh - giống như là tôi làm cái này thì phải được cái kia - lại là sự “hạn chế mục đích của việc mình làm” trên tinh thần của đạo Phật.
“Ví dụ như một con chim đang bị giam cầm, lại phải trải qua cả một quãng đường dài - mang đến chùa, thực hiện các nghi thức cũng khiến con vật mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con vật.
Phóng sinh theo đạo Phật thuần tuý là bạn thấy con chim bị nhốt ngoài chợ, thấy con cá mắc cạn, bạn mua nó hoặc tìm cách cứu nó rồi thả về với tự nhiên. Đó mới là phóng sinh nhằm mục đích giải phóng khổ đau cho một sinh mạng” - sư thầy Pháp Hảo nói.
Đăng Dương
Phóng sinh như thế bằng mười sát sinh
Vụ gia đình nữ ca sĩ Thủy Tiên khắc tên lên mai rùa rồi phóng sinh mới đây, khiến chúng ta một lần nữa cần nhìn nhận lại ý nghĩa thực sự của việc làm mang tính thiện nguyện này.