PhongThuyBet

Tin thể thao 24H Cuộc cạnh tranh ‘giảm cân’ khốc liệt trong các trường học Trung Quốc_lịch thi đấu bóng đá anh

Cuộc cạnh tranh ‘giảm cân’ khốc liệt trong các trường học Trung Quốc_lịch thi đấu bóng đá anh

Tại các trường dạy múa tinh hoa của Trung Quốc,ộccạnhtranhgiảmcânkhốcliệttrongcáctrườnghọcTrungQuốlịch thi đấu bóng đá anh học sinh đang phải đối mặt với áp lực giảm cân ngày càng lớn hơn, khi các huấn luyện viên thúc giục các em trở nên gầy hết mức có thể. Điều này dẫn đến sự gia tăng tình trạng lo lắng, rối loạn ăn uống và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

Cuộc chạy đua giảm cân khốc liệt 

Khi Ziqi (12 tuổi) giành được một suất vào trường nghệ thuật chuyên nghiệp vào tháng 4/2023, gia đình em đã vỡ òa hạnh phúc. Chương trình dạy múa mà Ziqi theo học thuộc top cạnh tranh nhất Trung Quốc khi nghìn sinh viên đăng ký mỗi năm, nhưng chỉ có 30 người được nhận. 

Tuy nhiên, hành trình chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh lại vô cùng khốc liệt. Ziqi phải cắt giảm lượng thức ăn trong khi tập luyện cường độ cao để sở hữu thân hình hoàn hảo. Cân nặng nhanh chóng giảm từ 34 kg xuống chỉ còn 25 kg. “Nhìn con không khác gì tờ giấy”, theo lời nhận xét của mẹ Ziqi, bà Yao.

hinh 1.jpg
Các bé gái căng cơ trong lớp học múa ba lê ở tỉnh Hà Bắc vào năm 2018.

Cuộc sống ở trường còn khốc liệt hơn. Bà Yao đã nghe những câu chuyện về việc các học viên cạnh tranh với nhau để giảm cân vì tin rằng điều đó sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh. Vì lý do này, bà nhất quyết yêu cầu Ziqi chỉ nộp đơn vào các trường nghệ thuật ở Thâm Quyến, nơi gia đình có thể theo dõi sát sao con gái.

Trên thực tế, các bậc cha mẹ Trung Quốc đang ngày càng lo ngại về văn hóa giảm cân trong các trường dạy múa ở nước này. Khi sự cạnh tranh giành chỗ ngày càng khốc liệt, nữ sinh sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để trở nên gầy hết mức có thể và kết quả thường là chứng lo âu, rối loạn ăn uống và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

Mặc dù vấn đề tương tự vẫn tồn tại ở các học viện múa trên toàn thế giới, nhưng tình hình ở Trung Quốc đặc biệt đáng lo ngại. Các giáo viên tập trung quá mức vào thể chất của người học, thậm chí một số còn thúc giục nữ sinh phải “gầy như tờ giấy”. 

Học viên chịu áp lực cảm thấy rằng cơ hội thành công cao nhất của họ không nằm ở việc cải thiện kỹ thuật múa mà nằm ở việc thu nhỏ vòng eo.

Mô hình “3 dài, 1 nhỏ, 1 cao, 2 lần 12”

Ở Trung Quốc, con đường phổ biến nhất để đến với sự nghiệp múa chuyên nghiệp là thông qua một trong vài chục trường nghệ thuật chuyên nghiệp. Các em tham gia kỳ thi tuyển sinh để được nhận vào trường ở tuổi 11 hoặc 12. 

Nếu thành công, các em sẽ phải trải qua 6-7 năm tiếp theo để được đào tạo múa chuyên nghiệp, trước khi tốt nghiệp với bằng tương đương bằng tốt nghiệp trung học. 

Các kỳ thi tuyển sinh nổi tiếng là căng thẳng. Tại các trường hàng đầu, hàng chục nghìn ứng viên cạnh tranh chỉ để giành 20-30 suất, được rút gọn qua 3 vòng kiểm tra kéo dài vài tháng. Những bài kiểm tra này không chỉ tập trung vào khả năng múa của trẻ mà còn đánh giá ngoại hình của chúng một cách chi tiết.

hinh 2.jpg
Bộ tiêu chí thể chất của các nữ sinh ngành múa.

 Những người trong ngành cho biết, ngay cả theo tiêu chuẩn của thế giới, các huấn luyện viên Trung Quốc vẫn cực kỳ chú trọng đến việc rèn luyện thể chất. 

Ở hầu hết các trường hàng đầu, giám khảo sẽ chỉ xem xét những học sinh có hình dáng cơ thể được gọi là “3 dài, 1 nhỏ, 1 cao, 2 lần 12” - cụ thể là tay-chân-cổ dài, đầu nhỏ, mu bàn chân cao, chân dưới dài hơn thân mình ít nhất 12 cm và sải tay dài hơn chiều cao ít nhất 12 cm.

Các trường nghệ thuật của Trung Quốc đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, khiến các kỳ thi càng trở nên cạnh tranh hơn. Khi tầng lớp trung lưu của Trung Quốc tăng lên, ngày càng nhiều phụ huynh sẵn sàng đầu tư cho con cái học múa, đồng nghĩa với việc giáo viên dạy múa có thể kiếm sống thoải mái. 

 “Với hy vọng một ngày nào đó, con cái sẽ trở thành ngôi sao truyền hình, các bậc cha mẹ thường bắt con học múa hoặc tham gia các kỳ thi ở trường nghệ thuật. Năm ngoái, số lượng người nộp đơn gần như tăng gấp đôi so với năm trước.” một giáo viên dạy múa ở Thâm Quyến cho biết.

Cũng theo giáo viên này, hầu hết các em đăng ký vào các trường nghệ thuật hiện nay cần phải có chân dài từ 17-19 cm. Các em cũng đang ăn kiêng khó khăn hơn bao giờ hết. Một số trẻ chỉ ăn thức ăn lỏng trước kỳ thi để trông “rất gầy”. 

Điều này càng trở nên phổ biến hơn trong thời kỳ đại dịch, khi các kỳ thi diễn ra trực tuyến và học sinh lo lắng rằng mình trông “nặng nề” hơn trước ống kính.

“Ăn khăn giấy, uống sữa tắm để nôn sau khi ăn”

Những video cho thấy các cô gái trẻ tập luyện với đầu được che bằng nhiều lớp bọc nhựa thu hút hàng chục triệu lượt xem trên Xiaohongshu một nền tảng xã hội giống như Instagram. 

Các video này gây ra phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng mạng Trung Quốc, với nhiều bình luận chỉ trích hành vi này là “khủng khiếp” và bày tỏ lo ngại về sức khỏe của các nữ sinh. 

Tuy nhiên, những người khác chỉ ra rằng bản chất của các kỳ thi ở trường nghệ thuật đã khuyến khích những phương pháp đào tạo như vậy.

hinh 3.png
Ảnh chụp màn hình từ một video đăng trên Xiaohongshu cho thấy các cô gái trẻ tập luyện với đầu được bọc nhiều lớp nhựa. 

Một số học viên tại các trường nghệ thuật Trung Quốc nói với Sixth Tone rằng họ cũng mắc chứng rối loạn ăn uống. Một số người đã dùng đến những phương pháp cực đoan để giảm cân như ăn khăn giấy hoặc uống sữa tắm để nôn sau khi ăn. Một số nữ sinh đã ngừng kinh nguyệt sau khi bị suy dinh dưỡng. Những người khác ăn uống vô độ vì bị lo lắng và trầm cảm.

Đối với một số sinh viên, cách tuyển sinh và đào tạo tại các trường nghệ thuật Trung Quốc đã ám ảnh họ trong nhiều năm sau đó. 

Ye Xiaolong, 20 tuổi, đã vượt qua kỳ thi tuyển sinh múa vào năm 2015, nhưng không nhận được nhiều sự chú ý từ giáo viên vì cổ và chân tay được cho là quá ngắn. Hiện Ye đang học múa tại một trường đại học hàng đầu ở Mỹ.

“Tôi cảm thấy bị đối xử bất công. Nếu đánh giá học viên các trường nghệ thuật Mỹ theo tiêu chuẩn thể chất được sử dụng ở Trung Quốc, thì 2/3 số bạn cùng lớp của tôi ở đây sẽ không đủ điều kiện”, Ye cho biết.

Tử Huy

Trung Quốc làm gì để ‘xóa sổ’ ngành công nghiệp tỷ đô dạy thêm, học thêm?Ngành công nghiệp dạy thêm ở Trung Quốc trị giá 2 nghìn tỷ NDT (310 tỷ USD) nhanh chóng bị đóng băng sau chính sách 'giảm kép'. Mới đây, Bộ Giáo dục nước này tiếp tục ban hành “Biện pháp xử lý hành chính đối với hoạt động dạy thêm”.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap