Bà Lan,ôvechaingồicắttừngchiếckhẩutrangđãdùngđểngănkẻxấugombánlạtoulouse – reims 49 tuổi, quê Nghệ An, vào phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai ở trọ làm nghề nhặt ve chai. Vì tính tình dễ thương, thân thiện nên bà được nhiều người ở gần nơi sống quý.
Chị Phan Thị Cương, 27 tuổi, quê Hà Tĩnh, vào Biên Hòa định cư hơn 10 năm. Nhà chị ở gần chỗ trọ bà Lan. Biết bà dễ thương, chị thường gom ve chai rồi mang cho bà.
Giữa đêm, bà Lan lặng lẽ ngồi cắt từng chiếc khẩu trang đã qua sử dụng. Ảnh: Phan Cương. |
Tối 16/3, phường Trảng Dài mất điện, chị Cương bế con trai ra đường hóng mát thì nhìn thấy bà Lan, đầu đội nón, tay cầm kéo cắt đôi từng chiếc khẩu trang đã dùng, người ta vứt ở bãi rác. Đến gần, chị hỏi: ‘Cô làm gì thế ạ’. Bà Lan đáp: ‘Cô cắt những chiếc khẩu trang đã sử dụng cháu ơi’.
Bà Lan kể, biết bà đi nhặt ve chai nên có người đến đặt vấn đề, hãy đi nhặt những chiếc khẩu trang đã qua sử dụng rồi bán cho họ. 'Họ nói với cô, họ mua về, tái chế rồi mang đi bán lại. Cô nghèo nhưng không bao giờ làm việc đó đâu. Cô phải để đức cho con cháu. Đi nhặt ve chai, thấy chiếc khẩu trang nào người ta vứt, cô cắt luôn để ngăn chặn việc làm sai trái của họ’, bà Lan nói về việc làm của mình với chị Cương.
Ba Lan cho biết, có người đến chỗ ở kêu bà đi gom khẩu trang đã qua sử dụng rồi về bán lại cho họ để họ tái chế bán ra thị trường, nhưng bà từ chối. Ảnh: Phan Cương. |
'Trong khi cả nước đang nỗ lực chống dịch thì lại có những cá nhân ý thức kém, vô tình làm lây lan dịch bệnh. Dù việc làm của cô rất nhỏ nhưng ít nhiều đã góp phần chung tay vì ý thức cộng đồng.
Cám ơn cô. Cám ơn những người đã làm việc thầm lặng vì cộng đồng như thế. Chúc cô cũng như những người đang ngày đêm chiến đấu chống dịch bệnh có nhiều sức khỏe để tiếp tục với công việc của mình’, chị Cương viết trên trang cá nhân.
Người phụ nữ sinh năm 1993 cho biết, biết hoàn cảnh của bà Lan khó khăn, chị ngỏ lời giúp đỡ, nhưng bà không đồng ý. Chị chia sẻ câu chuyện của bà Lan trên trang cá nhân để mong muốn lan tỏa lòng tốt giữa thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp.
Để con có chỗ chơi mùa dịch, chị Như (TP.HCM) dùng các vật dụng bỏ đi để thiết kế xe buýt đường sông, công viên… cho con chơi.