'Giáo viên cần tháo vát để hội nhập'_tỷ lệ cược

-  Chia sẻ tại hội thảo của Trường THCS Trưng Vương (Hà Nội) sáng nay - 29/9- TS Nguyễn Thành Nam,áoviêncầntháovátđểhộinhậtỷ lệ cược nguyên Tổng giám đốc FPT, cho rằng các thầy cô giáo hiện đang gặp phải một vấn đề lớn là mất tự tin. Đó chính là trở ngại với quá trình đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế.

Theo ông Nam, điều tiên quyết cho mọi chương trình giáo dục là các giáo viên. 

“Nếu sai người thì kể cả phương pháp gì thì cũng không thể thành công được. Nếu không tự tin vào hiện tại thì không bao giờ dám nghĩ đến tương lai. Phải biết rằng chúng ta mạnh điều gì thì mới dám thay đổi. Còn tất cả những người nghĩ rằng mình yếu kém thì sẽ không bao giờ thay đổi và đổi mới được”.

“Thực ra bị nói nhiều nên mất tự tin, ai cũng thế thôi, chê mãi thì thành như vậy. Mà mất tự tin là mất cái cần thiết để tiến vào tương lai”.

Chia sẻ về giáo dục STEM- một xu hướng được cho là khá mới mẻ hiện nay với nhiều giáo viên, ông Nam lấy dẫn chứng ngay tên thuật ngữ này để: “Nghe nghĩ đến một cái gì đó mới lắm hay là cái gì đó hay lắm nhưng về bản chất STEM chỉ là sự kết hợp của các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, chứ cũng không phải là thứ khoa học xa xôi”.

Bàn về xu hướng giáo dục quốc tế tại hội thảo này, các đại biểu và giáo viên cũng đi sâu vào hướng đi mới đó là giáo dục STEM.

Chia sẻ kinh nghiệm triển khai STEM tại Singapore, TS Tay Zhi Xiong, đại diện Trường Raffles (Singapore) nói đến những khó khăn như nắm bắt và thích nghi với các khái niệm mới của học sinh; trong chuẩn bị bài học cũng như thực hiện nó trong lớp học do tốn thời gian, cơ sở vật chất và năng lực người học còn hạn chế đối với giáo viên...

Vị này dẫn ví dụ trường cho học sinh đứng trên tầng cao thả dù từ trên tầng cao để xem sức cản của không khí: 

“Nhiệm vụ của các con là làm sao thả dù trong thời gian dài nhất và lượn được quãng đường dài nhất. Học sinh sẽ được trải nghiệm kiến thức thực tế khi áp dụng trong thực tế sẽ ra sao. Qua đó sẽ rút ra được những gì được và chưa được trong việc lĩnh hội kiến thức của mình”.

Theo ông, “công cụ mà giáo viên phải chuẩn bị nhiều khi rất bất ngờ có thể là những tấm bìa, chai nước làm giáo cụ cho học sinh. Do đó, đòi hỏi giáo viên phải không ngừng sáng tạo và cần cả tháo vát”.

{keywords}
Bà Trần Thị Thanh Thảo, Hiệu trưởng Trường THCS Trưng Vương (Hà Nội) chia sẻ về việc đồng thuận giáo viên trong việc triển khai giáo dục STEM trong nhà trường.

Cô Mạc Thị Thanh Bình, một trong các giáo viên hướng dẫn học sinh trong các hoạt động STEM của Trường THCS Trưng Vương, chia sẻ: 

“Chúng tôi thấy được tâm lý của học trò rằng khi được làm những gì mình thích thì các con sẽ có động lực hơn trong việc học tập. Vì vậy quyết định đưa các trải nghiệm STEM vào trong các giờ học”.

Điểm mà cô Bình cho rằng trường làm được đó là có sự phối hợp tất cả các bộ môn và chia sẻ những thế mạnh nhất định của mỗi môn.

Tuy nhiên, cô Bình cũng nêu những khó khăn như rất tốn thời gian khi phải cùng nhau nghĩ trải nghiệm như thế nào, khai thác những kiến thức gì từ những trải nghiệm đó cho học sinh, tốn chi phí - thậm chí phải bỏ tiền túi hỗ trợ,…

Ngoài ra, thầy và trò vẫn phải đảm đương dạy và học chương trình, các bộ môn để đảm bảo hoàn thành chương trình cũng như kết quả chung để yên lòng các phụ huynh.

Bà Trần Thị Thanh Thảo, Hiệu trưởng Trường THCS Trưng Vương cho rằng, quan điểm của ban giám hiệu trong việc áp dụng STEM là điều quan trọng. 

“Chúng tôi mời các thầy cô giáo đi tham quan các sự kiện về khoa học kỹ thuật hay sáng tạo để chính bản thân mỗi người thấy được rằng nó tác dụng ra sao đối với học sinh. Bởi nếu hiệu trưởng có giới thiệu hay đến mấy thì các giáo viên hoàn toàn có cơ sở vì chưa biết mà cho rằng chỉ là lý thuyết và không có gì hay ho. Chỉ đến khi đến các hội thi hay triển lãm thì các thầy cô mới hiểu rằng mình nên làm gì và từ đó các thầy cô tự tham gia với niềm đam mê và nhiệt ngay chính bản thân mình. Đó là tiền đề vững chắc để phát triển, lan tỏa STEM trong nhà trường”, cô Thảo chia sẻ.

Thanh Hùng