Dưa hấu là món ngon giải khát được nhiều người ưa thích trong mùa hè nhưng nếu ăn sai cách,ểmkhiăndưahấusaicáchvàomùahèkết quả tigres có thể gây họa cho sức khỏe.
Dưa hấu rất giàu chất chống oxy hóa Lycopene, tuy nhiên, chất này nếu được tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, như: khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn và nôn...
Những người có sức khỏe đường ruột kém do tuổi tác, bệnh lý... có thể bị rối loạn đường ruột nếu ăn quá nhiều.
Dưa hấu dù có nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nếu ăn sai cách có thể gây nguy hại, đặc biệt là vào mùa hè này. Ảnh minh họa. |
Không những vậy, dưa hấu chứa hàm lượng Kali cao. Mặc dù Kali có tác dụng hệ thống tim mạch, giúp phòng bệnh tim nhưng hàm lượng kali cao có thể gây phức tạp hệ thống thần kinh trung tâm, gây ảnh hưởng đến nhịp tim, dẫn đến các cơn đau tim. Qúa nhiều kali trong cơ thể cũng dễ gây tổn thương thận và ảnh hưởng đến các dây thần kinh vận động.
Ngoài ra còn một số sai lầm khác bạn nên tránh khi ăn dưa hấu dưới đây:
Ăn sát giờ cơm
Vào mùa hè, nhiều người thường duy trì thói quen ăn dưa hấu mỗi khi đói. Việc làm này có thể diễn ra ngay cả khi đã sát giờ ăn cơm, theo Khỏe & Đẹp.
Tuy nhiên, thói quen trên sẽ tạo điều kiện cho dưa chiếm mất nhiều chỗ trống trong dạ dày, làm giảm độ ngon miệng vào bữa chính, kéo theo đó là sự suy giảm nghiêm trọng về hàm lượng dinh dưỡng được cơ thể hấp thụ trong bữa cơm.
Không nên ăn nhiều dưa hấu vào sát giờ ăn cơm. Ảnh minh họa |
Ăn dưa hấu vào sát giờ cơm hoàn toàn không nên nhưng việc thưởng thức loại quả này ngay sau bữa ăn cũng không phải là lựa chọn hợp lý.
Lượng nước dồi dào trong dưa sẽ hòa tan các dịch vị được tiết ra, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình tiêu hóa – hấp thu của cơ thể. Từ những lý do trên, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo thời điểm hợp lý để thưởng thức dưa hấu là khoảng 2 tiếng đồng hồ trước hoặc sau bữa chính.
Ăn dưa hấu đã bổ ra quá lâu
Khi bổ dưa hấu ra nên ăn ngay để tránh bị mất chất và cảm giác mất ngon. Hơn nữa, dưa hấu bổ ra để bên ngoài quá lâu chưa ăn, vì không còn lớp vỏ bảo quản sẽ dễ bị nẫu và có thể bị nhiễm khuẩn, sẽ khiến bạn dễ bị ngộ độc, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mình.
Ăn nhiều dưa hấu lạnh
Tiết trời nắng nóng là khoảng thời gian các loại thực phẩm lạnh, đồ uống lạnh "lên ngôi". Dưa hấu ướp lạnh cũng trở thành lựa chọn lý tưởng với nhiều người.
Việc ăn nhiều dưa hấu lạnh sẽ khiến các mạch máu trong dạ dày bị co rút đột ngột, làm tăng nguy cơ loét dạ dày, tá tràng. Ảnh minh họa |
Cũng giống như các thực phẩm lạnh khác, việc ăn nhiều dưa hấu lạnh sẽ khiến các mạch máu trong dạ dày bị co rút đột ngột, làm tăng nguy cơ loét dạ dày, tá tràng.
Cách đây không lâu, Trung Quốc từng ghi nhận trường hợp một cậu bé 7 tuổi suýt mất mạng do bị loét tá tràng nghiêm trọng và phải truyền lượng máu gấp 5 lần số máu trong cơ thể chỉ vì ăn…3 que kem lạnh liên tiếp.
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên bảo quản dưa hấu ở nhiệt độ thông thường.
Nếu muốn ướp lạnh, chúng ta chỉ cần đưa dưa vào ngăn mát với mức nhiệt từ 10 – 15 độ C trong khoảng thời gian không quá 2 giờ.
Những đối tượng cần "cảnh giác" với dưa hấu
Người bị bệnh dạ dày: Dưa hấu vốn có tính hàn, những tác hại ít ỏi của loại quả này hầu hết đều tác động đến hệ tiêu hóa. Bởi vậy, người có công năng dạ dày kém hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa nên hạn chế ăn dưa hấu, theo báo Trí thức trẻ.
Nếu muốn thưởng thức loại quả trên, các đối tượng này chỉ nên ăn một lượng vừa phải để giảm thiểu những tác động tiêu cực tới dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung.
Người có tiền sử bị bệnh tim: Sở hữu lượng nước dồi dào, dưa hấu hoàn toàn không phải là lựa chọn lý tưởng dành cho những người có trái tim không khỏe mạnh.
Ăn nhiều loại dưa này sẽ khiến lượng máu trong cơ thể tăng lên, làm gia tăng áp lực đối với huyết quản, khiến sự vận hành của hệ tim mạch càng trở nên nặng nề.
Nếu tình trạng này duy trì trong thời gian dài, người bệnh có thể mắc chứng suy tim nghiêm trọng.
Người bị tiểu đường: Dưa hấu chứa hàm lượng đường tương đối cao. Loại quả này có tới 5% đường, trong đó chủ yếu là đường gluco và đường mía.
Những bệnh nhân mắc tiểu đường là do tuyến insulin hoạt động kém. Việc ăn dưa sẽ làm tăng lượng đường trong máu, hoàn toàn không tốt với những đối tượng này, thậm chí có thể khiến bệnh tình trở nên trầm trọng và gây ra rối loạn trao đổi chất.
Các bà mẹ đang mang thai: Vào giai đoạn này, insulin của sản phụ sẽ tiết ra ít hơn, làm gia tăng lượng đường huyết trong cơ thể.
Do đó, nếu ăn quá nhiều dưa hấu vào thời kỳ nhạy cảm này, các bà mẹ phải đối mặt nguy cơ mắc tiểu đường tương đối cao.
Thai phụ có lượng đường huyết cao sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sơ sinh, có thể khiến trẻ bị cao huyết áp, béo phì, tiểu đường về sau.
Người bị nhiệt miệng: Hầu hết chúng ta đều cho rằng, hàm lượng lớn các vitamin và dưỡng chất trong dưa hấu có thể giúp ích cho việc điều trị loét miệng. Kỳ thực, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, người bị nhiệt miệng ăn nhiều loại quả này sẽ bị tiêu hao lượng nước cần thiết để phục hồi vết thương.
Điều này khiến cho vết loét chậm khép miệng, thời gian trị liệu cũng vì thế mà bị kéo dài, ảnh hưởng đến khẩu vị và sinh hoạt của người bệnh.
Các đối tượng bị suy thận: Chức năng của thận suy yếu sẽ kéo theo sự suy giảm về khả năng bài tiết nước tiểu trong cơ thể, dẫn tới tình trạng phù nề chi dưới hoặc toàn thân.
Do đó, việc ăn quá nhiều dưa hấu sẽ khiến người bệnh hấp thụ nhiều nước nhưng không kịp đào thải.
Lượng nước thừa tích trữ trong cơ thể khiến cho thể tích máu tăng cao, chứng phù cũng vì thế mà trở nặng, nếu nghiêm trọng còn có thể lâm vào tình trạng suy tim cấp tính.
(Theo NĐT)