PhongThuyBet

Tin thể thao 24H Những dấu ấn trong cuộc đời anh hùng Trần Đại Nghĩa_bóng đá trực tiếp châu âu

Những dấu ấn trong cuộc đời anh hùng Trần Đại Nghĩa_bóng đá trực tiếp châu âu

Vượt lên khó khăn,ữngdấuấntrongcuộcđờianhhùngTrầnĐạiNghĩbóng đá trực tiếp châu âu nuôi dưỡng đam mê

Những câu chuyện huyền thoại về Trần Đại Nghĩa (Phạm Quang Lễ)đã in sâu vào tâm trí tôi từ nhỏ. Cho đến nay, tôi mới có dịp đọc và tìm hiểunhiều tài liệu nói về ông - một anh hùng, một tấm gương sáng ngời về lòng yêunước, quyết tâm và nghị lực phi thường vượt qua khó khăn, gian khổ để hoànthành mọi nhiệm vụ cách mạng giao. Trong suốt những năm du học ở nước ngoài,ông đã âm thầm học, nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ và hệ thống tổ chức chế tạovũ khí, để rồi khi về nước, ông đã góp phần đắc lực vào cuộc chiến tranh giảiphóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.    Bác Hồ trong một lầnlàm việc với Giáo sư - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa (ảnh tư liệu)

Trần Đại Nghĩa sinh ngày 13-9-1913 trong một gia đình giáoviên nghèo ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Cha ông là Phạm VănMùi, quê Thủ Dầu Một, Bình Dương. Mẹ là Lý Thị Diệu, quê Vĩnh Long. Sinh ratrong một gia đình nhà giáo nghèo ở quê ngoại nên từ nhỏ ông đã có chí ham học.Cha mất sớm nên khi lên 7 tuổi ông đã phải xa gia đình đi trọ học. Ngay từ thờitiểu học, rồi trung học, Trần Đại Nghĩa luôn là một học sinh xuất sắc, giỏitoàn diện, nhất là môn toán. Do ảnh hưởng từ tư tưởng một gia đình nhà giáo nêntừ nhỏ, Trần Đại Nghĩa luôn coi lễ nghĩa làm trọng, làm thước đo lẽ sống ở đời.Lời khuyên của cha ông trước lúc lâm chung “con phải ráng học, chỉ có học mớithoát nghèo và có học sau này có việc làm giúp ích cho gia đình và xã hội” luônkhắc sâu trong tâm trí của ông.

Ông Trần Văn Đức, Thư ký riêng của Giáo sư - Viện sĩ Trần ĐạiNghĩa kể lại tại Hội thảo khoa học về cuộc đời, sự nghiệp Giáo sư - Viện sĩ TrầnĐại Nghĩa được tổ chức tại tỉnh Vĩnh Long ngày 10-9-2013, ngay từ nhỏ, Trần ĐạiNghĩa đã có tình yêu nước, thương dân. Cái thời khó khăn nhất, ông đã chứng kiếnbao cảnh dân mình nghèo khó do cuộc sống bế tắc trong xã hội đầy bất công nênông đã sớm giác ngộ cách mạng, chịu khó học tập, nghiên cứu. Ông Trần Văn Đức kểlại: Khi thi đậu 2 bằng tú tài, Người mẹ ngạc nhiên hỏi tại sao con không ra HàNội học tiếp, mà lại xin đi làm? Ông trả lời mẹ: “Muốn chờ thời cơ ra nước ngoàiđể có điều kiện học chuyên sâu về vũ khí. Có thể giúp dân, giúp nước nhiều hơn.Ý đồ của con là như vậy”.

Theo các nhà khoa học, có lẽ Trần Đại Nghĩa là người duy nhấtthời đó có quyết tâm nghiên cứu về vũ khí. Mặc dù đây là lĩnh vực bí mật và cấmtuyệt đối người dân thuộc địa, chỉ cần để lộ ra ý định này, ông sẽ bị trục xuấtngay khỏi nước Pháp. Tuy nhiên, bằng trí tuệ của mình trong 11 năm ở Pháp, ôngđã tự mày mò và bí mật học hỏi, sưu tầm tài liệu về các loại vũ khí. Để xâm nhậpvào lĩnh vực này, ngoài việc phải giỏi về khoa học cơ bản, toán học, cơ học,hóa học và kỹ thuật còn phải giỏi về ngoại ngữ. Vì vậy, Trần Đại Nghĩa đã thi lấybằng cử nhân khoa học ở trường Đại học Sorbonne, bằng kỹ sư cầu đường ở trườngCầu cống quốc gia, bằng kỹ sư điện tại trường Đại học Điện và bằng kỹ sư hàngkhông tại Học viện Kỹ thuật hàng không, đồng thời thi lấy chứng chỉ ở trường Đạihọc Bách khoa, trường Đại học Mỏ. Ngoài ra, ông còn tự học tiếng Đức để đọc cáctài liệu của Đức từ nguyên bản.

Cơ duyên gặp Bác Hồ và cái tên Trần Đại Nghĩa

Ngày 22-6-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Paris (Pháp). Đứngtrong đoàn đại biểu Việt kiều ra đón thượng khách của Chính phủ Pháp tại sânbay, Phạm Quang Lễ ngạc nhiên thấy vị Chủ tịch nước ăn mặc rất giản dị với nétmặt hiền từ, vui vẻ, khiêm tốn và đôi mắt rất sáng. Những ngày Bác ở trên đấtPháp và trên đường về nước, ông được thường xuyên đi theo Bác. Chính điều nàyđã có ảnh hưởng quyết định đối với cuộc đời cách mạng của ông. Một lần, Bác hỏiPhạm Quang Lễ: “Nguyện vọng của chú lúc này là gì?”. Ông trả lời ngay điều đãôm ấp từ buổi đầu xuất ngoại: “Dạ thưa, nguyện vọng cao nhất là được trở về Tổquốc cống hiến hết năng lực và tinh thần”. Sau khi theo Bác Hồ về nước, ngày5-12-1946, kỹ sư Phạm Quang Lễ đã vinh dự được gặp Bác để trao đổi công việc.Bác thân mật nói: “Kháng chiến sắp đến nơi rồi, hôm nay tôi gọi chú đến để traocho chú nhiệm vụ làm Cục trưởng Cục Quân giới. Chú lo vũ khí cho bộ đội diệt giặc”.Bác nói tiếp: “Việc của chú là việc đại nghĩa, vì thế kể từ nay, Bác đặt têncho chú là Trần Đại Nghĩa. Dùng bí danh này để giữ bí mật cho chú và để bảo vệcho gia đình, bà con chú còn ở trong Nam”. Bác giải thích rất dí dỏm: “Một là họTrần, không có họ với Bác, đấy là họ của Trần Hưng Đạo. Hai là, Đại Nghĩa lànghĩa lớn để chú nhớ đến nhiệm vụ của mình với nhân dân, với đất nước”.

Ông Trần Văn Đức nói: “Cho đến ngày được gặp Bác Hồ, đó làbước ngoặt lớn, đã làm thay đổi hoàn toàn, từ thanh niên Phạm Quang Lễ, để trởthành nhà khoa học lớn Trần Đại Nghĩa. Người đặt nền móng cho khoa học - côngnghệ quân sự Việt Nam”. Sau khi về nước, mặc dù hoàn cảnh vô cùng khó khăn và hầunhư bắt đầu từ số không, thế nhưng chỉ sau gần 3 tháng, cuối tháng 2-1947, cácchiến sĩ quân giới dưới sự chỉ đạo của Trần Đại Nghĩa đã sản xuất thành côngsúng bazôka với sức mạnh xuyên thủng 75cm tường thành gạch xây, tương đương vớisức nổ của đạn bazôka do Mỹ chế tạo. Ngày 5-3-1947, tại Sơn Lộ, Quốc Oai (HàĐông), đạn bazôka vừa xuất xưởng đã bắn cháy 2 xe tăng của quân Pháp, làm cho kẻthù bất ngờ, sửng sốt, khiếp vía, còn quân dân ta thì vô cùng phấn khởi. Trongchiến dịch Thu Đông năm 1947, súng bazôka còn bắn chìm cả tàu chiến Pháp ngượcdòng sông Lô lên Việt Bắc. Trong lịch sử chiến tranh bazôka xuất hiện lần đầutiên trên thế giới vào năm 1943. Đối với một đất nước vừa thoát khỏi ách thuộcđịa, nửa phong kiến đã chế tạo thành công loại vũ khí hiện đại này, quả là mộthuyền thoại!

Trong quá trình tìm hiểu bài viết này, chúng tôi đã phát hiện ra một dòng họ Phạm yêu nước ở An Tây, Bến Cát đến làng An Thành sinh cơ lập nghiệp từ năm 1837. Câu hỏi được đặt ra là có hay không mối quan hệ giữa dòng họ Phạm An Tây với anh hùng Phạm Quang Lễ - Trần Đại Nghĩa? Điều này đang được chúng tôi tìm hiểu kỹ lưỡng. Mời bạn đọc đón xem loạt bài viết về dòng họ Phạm An Tây giàu lòng yêu nước vào tuần tới.

Trong cuộc đời mình, Trần Đại Nghĩa còn nghĩ đến việc chế tạomột loại súng nhẹ, đấy là súng không giật SKZ, loại vũ khí hiện đại, mới xuấthiện lần đầu trong trận quân Mỹ đổ bộ lên đảo Okinawa (Nhật Bản) cuối chiếntranh thế giới thứ hai. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trần ĐạiNghĩa đã góp phần to lớn trong việc tìm biện pháp chống nhiễu của máy bay B-52và nâng cấp độ bay cao của tên lửa SAM-2 để tổ chức phòng không hiệu quả nhất.Ông cũng có công rất lớn trong việc tìm biện pháp phá hệ thống thủy lôi của địchvà chế tạo những trang thiết bị đặc biệt cho bộ đội đặc công… góp phần quan trọngvào ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Hànhchính Quốc gia TP.Hồ Chí Minh cho rằng, bên cạnh nhân cách, tư chất bẩm sinh,được thừa hưởng từ gia đình, dòng họ, quê hương; bên cạnh ý chí quyết tâm, sựkhổ luyện, nỗ lực vươn lên của bản thân, Giáo sư - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa có cơmay lớn là gặp được Chủ tịch Hồ Chí Minh - một hiện thân của tinh hoa dân tộc,được Người trực tiếp giác ngộ và hướng tài năng lớn vào con đường cách mạng, cốnghiến, phục vụ Tổ quốc. Chàng thanh niên Phạm Quang Lễ năm xưa và Giáo sư - Việnsĩ Trần Đại Nghĩa sau này đã phấn đấu vượt khó vươn lên bằng ý chí, nghị lựcphi thường, trở thành một vị tướng, một nhà khoa học lớn, làm vinh danh rạng rỡcho khoa học Việt Nam.

 HỒ VĂN

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap