Vắc xin cửu giá phòng HPV phòng ngừa đến 9 týp virus HPV phổ biến 6,ắtvắcxinphòngngừatýpvirusHPVchocảnamvànữgiớltd bd bundesliga 11,16,18, 31, 33, 45, 52 và 58. Việc giới thiệu vắc xin bình đẳng giới phòng HPV đầu tiên tại Việt Nam là một bước quan trọng trong việc tăng cường độ bao phủ của vắc xin, giảm gánh nặng bệnh tật do ung thư và các bệnh liên quan đến HPV, góp phần xây dựng một thế hệ trẻ khỏe mạnh.
Virus HPV (Human papillomavirus) là một loại virus gây u nhú ở người. Có hơn 100 chủng virus HPV, trong đó 14 trong số 40 chủng lây truyền qua đường tình dục có nguy cơ cao và có thể gây tổn thương tiền ung thư, ung thư cổ tử cung (UTCTC), ung thư hậu môn, ung thư các bộ phận sinh dục khác và ung thư ngoài đường sinh dục như ung thư hầu họng. Các chủng HPV nguy cơ cao được phát hiện ở hơn 99% trường hợp UTCTC. Theo Báo cáo thực trạng ung thư thế giới, năm 2020, Việt Nam có hơn 4.000 ca mắc mới UTCTC và trong đó có hơn 2.000 ca tử vong.
Với thực trạng tỷ lệ tiêm vắc xin phòng HPV ở Việt Nam còn thấp, ở mức 12% trong năm 2020-2021, nhằm hỗ trợ Bộ Y tế triển khai chương trình tiêm chủng phòng ngừa HPV, MSD đã ký kết một Hợp tác Kỹ thuật với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc vào năm 2019. Chương trình được triển khai trong giai đoạn 2019-2023, hỗ trợ xây dựng lộ trình quốc gia về tiêm chủng phòng HPV và giải quyết gánh nặng bệnh tật liên quan đến HPV.
TS. BS. Lê Quang Thanh - Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TP. HCM cho biết: “HPV không phân biệt giới tính nam hay nữ, các bệnh lý do HPV gây ra ảnh hưởng đến cả hai giới. Trong khi độ lưu hành HPV sinh dục ở nam cao hơn nữ ở mọi lứa tuổi, miễn dịch cộng đồng HPV cho nam lại đang phụ thuộc vào việc bao phủ vắc xin ở nữ. Thêm vào đó, hiện chưa có biện pháp tầm soát để phát hiện sớm các bệnh lý ung thư liên quan đến HPV ở nam. Do đó, vắc xin bình đẳng giới như vắc xin phòng HPV cửu giá đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ trực tiếp cho nam giới”.
TS. BS. Thẩm Chí Dũng - Chuyên gia dịch tễ học, Bộ Y tế cũng nhấn mạnh vai trò của vắc xin bình đẳng giới: “Tiêm phòng HPV cho cả nam và nữ đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới cho thấy kết quả khả quan. Nghiên cứu cho thấy việc mở rộng tiêm phòng HPV định kỳ cho nam giới đến 26 tuổi làm tăng khả năng thành công của chương trình tiêm chủng gấp 13 lần so với chương trình chỉ tiêm cho nữ”.
Virus HPV nguy hiểm vì hầu hết các trường hợp nhiễm HPV không có triệu chứng và biểu hiện lâm sàng. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra Chiến lược Toàn cầu với mục tiêu đẩy nhanh việc loại bỏ UTCTC như là một vấn đề y tế cộng đồng vào năm 2030, khẳng định tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng HPV, tầm soát phát hiện sớm và điều trị thích hợp. Việc đạt được mục tiêu này đòi hỏi nỗ lực tập thể và sự hợp tác của cộng đồng y khoa, khu vực công và tư.
Bà Jennifer Cox - Tổng Giám đốc MSD Việt Nam chia sẻ: “MSD đã và đang cam kết nghiên cứu và phát triển các vắc xin giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong hơn một thế kỷ, tập trung vào vắc xin phòng ngừa HPV. Chúng tôi cam kết tiếp tục hợp tác với cộng đồng y khoa và các bên liên quan ở Việt Nam để nâng cao nhận thức về UTCTC cũng như tăng cường tiếp cận công bằng đến vắc xin phòng HPV, nhằm hiện thực hóa mục tiêu loại bỏ một thách thức y tế cộng đồng như UTCTC".
Hội nghị “Cơ sở khoa học của dự phòng HPV bình đẳng giới” do Hội Y học Dự phòng Việt Nam tổ chức, được tài trợ bởi MSD vào ngày 27/3/2022 tại TP.HCM và ngày 6/4/2022 tại Hà Nội nhằm cập nhật thông tin về các bệnh lý liên quan đến HPV ở cả nam và nữ đến chuyên gia y tế. |
Ngọc Minh